ĐI LÀM, DU LỊCH VÀ TRẢI NGHIỆM Ở NƯỚC NGOÀI
PHOTOGRAPHY14 Comments
ĐI LÀM, DU LỊCH VÀ TRẢI NGHIỆM Ở NƯỚC NGOÀI
ĐI LÀM, DU LỊCH VÀ TRẢI NGHIỆM Ở NƯỚC NGOÀI
By Vũ Minh Đức · On July 18, 2015
Thế hệ 7x, 8x có một thói quen rất vui, đó là những đứa bạn chơi thân với nhau thường xưng hô như trong gia đình. Vậy mới có chuyện mấy đứa học sinh sàn sàn tuổi í ới gọi nhau là anh – em, mẹ – con, thậm chí… cụ – cháu. Người lớn nào không biết trò nghịch ngợm này của lũ trẻ con đều rất ngơ ngác chẳng hiểu đầu đuôi ra sao.
Tôi cũng có một cô “con gái” như thế, tên là Nga, chỉ thua bố… vài tuổi. Nga là người có khát khao khám phá thế giới tuyệt vời, hiện đang sinh sống và làm việc ở New Zealand theo một chương trình Work and Travel. Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về người bạn thú vị này xem
Xin chào Nga! Bạn có thể cho biết một cách ngắn gọn Work & Travel là gì?
Work & Travel đã và đang là một xu hướng mới toàn cầu, tạo điều kiện cho nhiều bạn trẻ sống trong thế giới phẳng được đi ra nước ngoài làm việc, du lịch và trải nghiệm. Ở New Zealand nơi tôi đang sinh sống, tên gọi chính xác của chương trình là Working Holiday Scheme. Nhiều nước trên thế giới cũng có những chương trình tương tự, tuy nhiên hiện nay chỉ New Zealand là tương đối mở cho các ứng viên Việt Nam về cách thức đăng ký cũng như các yêu cầu kèm theo. Đây là cơ hội cho các bạn trẻ trong độ tuổi 18-30 từ 43 quốc gia đến New Zealand trong thời gian 6-12 tháng để làm việc, du lịch và trải nghiệm đúng theo tinh thần “Work & Travel”. Với mỗi quốc gia, chính phủ New Zealand sẽ có những yêu cầu khác nhau cho ứng viên đăng ký tham gia chương trình. Hàng năm Việt Nam được cấp chỉ tiêu 100 thị thực, so với các nước khác là rất ít và đòi hỏi nhiều yêu cầu khắt khé hơn. Thông tin cho những ứng viên Việt Nam có thể tìm hiểu tại đây.
Một cảnh quan thường thấy ở New Zealand. Ảnh do Nga chụp.
Tại sao Nga chọn Work & Travel?
Tôi nung nấu ước mơ xuất ngoại nên từ năm thứ hai đại học đã bắt đầu tìm hiểu thông tin về các chương trình đi nước ngoài. Lúc đó tôi thực lòng không nghĩ mình đủ giỏi để kiếm học bổng du học. Nhưng ước muốn được đi ra với thế giới, được nhìn thấy những điều mới lạ, được trải nghiệm những sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa rất lớn nên tôi tìm đến các chương trình Work and Travel. Thông thường yêu cầu cơ bản của các chương trình này là có bằng tốt nghiệp đại học, tiếng Anh ở mức trung bình (IELTS 4.5-5) và chi phí không quá lớn. Tôi nhìn thấy cơ hội của mình ở đó.
Phải nói rằng cho đến ngày giấc mơ thành hiện thực, tôi đã gặp khá nhiều thất bại và khó khăn. Năm 2012, khi đó vẫn còn đang học đại học, tôi trượt hồ sơ Work & Travel đi Mỹ. Sau hai năm triển khai ở Việt Nam, phía Mỹ nhận thấy có nhiều vấn đề về thời gian nên yêu cầu khắt khe hơn. Chương trình mùa hè thường kéo dài ba tháng dẫn đến việc sinh viên phải nghỉ học một thời gian đầu của học kỳ mới (sinh viên Việt Nam được nghỉ hè 1.5 đến 2 tháng). Còn nếu đi hai tháng hoặc ít hơn thì các nhà bảo trợ Mỹ rất khó tìm được công việc phù hợp.
Tiếp đó, cuối năm 2012, tôi trượt thị thực với English Co-op Program Canada, hiểu ngắn gọn là một chương trình vừa học vừa làm. Nửa năm sau, thất bại một lần nữa lại gõ cửa. Tôi không kịp nộp Working Holiday Scheme đi New Zealand trong ngày đầu tiên mở cổng đăng kí trực tuyến vì chậm chân (100 chỉ tiêu hết ngay sau khoảng 10-15 phút mở cổng). Ngày biết được tất cả các cơ hội đi nước ngoài của mình gần như đã đóng sập sau khoảng hai năm ròng rã chuẩn bị, tôi buồn đến thẫn thờ. Nỗi thất vọng của giấc mơ sụp đổ khiến tôi chẳng còn muốn làm gì nữa, nản lòng và mất định hướng. Sau đó tôi đã dành vài ngày để suy nghĩ về mọi thứ và cuối cùng quyết định mình nên TIẾP TỤC vì đơn giản không muốn sau này phải hối tiếc, như câu nói của nhà văn Mark Twain: “Twenty years from now you will be more disappointed by the things that you didn’t do than by the ones you did do.”
(Tạm dịch: 20 năm nữa bạn sẽ hối tiếc về những điều mình chưa làm hơn là những điều mình đã làm). Tôi quan niệm khó khăn, trở ngại là để vượt qua chứ không phải để dừng bước. Tôi chưa thể bỏ cuộc vào lúc này. Tôi phải có trách nhiệm với giấc mơ của mình.
Đứng lên sau thất bại, tôi đã nộp thị thực Canada lần hai vào tháng 9/2013 và lần này may mắn đã mỉm cười. Trong lúc chờ đợi kết quả từ lãnh sự quán Canada thì một bất ngờ nữa lại đến. Trong 100 hồ sơ đã nhận của Working Holiday Scheme New Zealand năm đó có một số trường hợp không đạt tiêu chuẩn và phía nước bạn tiếp tục nhận thêm hồ sơ. Ngay lập tức tôi chớp lấy cơ hội này. Và cuối cùng, tuyệt vời ngoài sức mong đợi, tôi đã có thị thực của cả Canada và New Zealand. Mọi thứ đã sẵn sàng, tôi bắt đầu lên đường khám phá thế giới vào tháng 1/2014. Điểm đến đầu tiên là Vancouver, Canada.
New Zealand 09/2014. Ảnh do Nga chụp.
Nga đã từng đi những đâu, làm những công việc gì?
Hành trình của tôi chia làm hai phần chính: Canada (8 tháng) và New Zealand (cho tới nay là gần 10 tháng và dự định sẽ ở thêm khoảng 5 tháng nữa). Ở Canada tôi chỉ sống ở thành phố Vancouver trong suốt 8 tháng, học tiếng Anh trong 16 tuần đầu, sau đó đi làm và cuối tuần tranh thủ đi chơi loanh quanh. Cuộc sống nhanh, hối hả theo nhịp của một thành phố lớn, năng động, tươi trẻ, đặc sắc với rất nhiều các hoạt động văn hoá, nghệ thuật.
Tôi đã từng thử và làm nhiều công việc khác nhau: nhân viên của một tiệm chăm sóc sắc đẹp, bán hàng đêm trong một quán pizza, dọn dẹp trong một trung tâm thương mại và phụ bếp ở một nhà hàng nằm trong khuôn viên câu lạc bộ quần vợt Jericho của giới thượng lưu Vancouver. Tôi thích nhất công việc phụ bếp vì học hỏi được rất nhiều trong môi trường làm việc chuyên nghiệp và tuyệt vời nhất từ trước đến nay.
Phương tiện giao thông công cộng ở Vancouver rất thuận tiện nên cuối tuần tôi và bạn bè thường đi xe buýt hoặc tàu tới nơi này nơi kia, khi thì xuống biển, khi thì leo núi, lúc lại tập chèo thuyền hoặc ghé thăm công viên… Trong phạm vi 2-3 tiếng di chuyển từ trung tâm thành phố có rất nhiều thứ để chơi, rất nhiều điểm tham quan thú vị. Thời còn ở Canada, tôi xin được thị thực Mỹ thời hạn một năm nên ra vào nước Mỹ nhiều lần. Từ Vancouver đến thành phố gần nhất của Mỹ là Seattle (nơi đặt trụ sở của nhiều tập đoàn lớn như Amazon, Microsoft hay Starbucks) mất khoảng ba tiếng đi xe buýt hoặc bốn tiếng đi tàu.
Đầu tháng 5/2014, tôi bắt chuyến tàu sáng sớm sang Seattle, chơi ở đó cả ngày và bắt xe buýt đêm để trở về Vancouver. Như vậy là chỉ trong một ngày tôi cũng đi chơi được kha khá. 8 tháng ở đây là quãng thời gian rất đẹp gắn liền với nhiều kỷ niệm trong lần đầu tiên sinh sống, học tập và làm việc ở nước ngoài.
Vancouver, Canada. Ảnh do Nga chụp.
Tháng 9/2014, tôi chuyển sang New Zealand. Ở xứ Kiwi tôi đi nhiều, thay đổi nơi ở thường xuyên vì công việc, tính đến nay là khoảng 5, 6 thành phố, thị trấn khác nhau. Tôi hay nói đùa với bạn bè rằng mình như một kẻ du mục, nay đây mai đó, lúc thì đầy ắp bạn bè xung quanh lúc lại cô đơn một mình. Cuộc sống ở New Zealand thanh bình, yên ả đôi khi đến mức buồn tẻ, nhưng cảnh núi, đồi, sông, biển đẹp mê hồn, rất đáng để ngắm nhìn ít nhất một lần trong đời. Vào mỗi dịp cuối tuần tôi và bạn bè thường lái xe tham quan những thành phố hoặc thị trấn xung quanh. Sau một tuần làm việc vất vả thì những chuyến rong chơi trong ngày thực sự là cách tốt nhất để thư giãn và tận hưởng cuộc sống. Tôi đã có lần nói với bạn “đôi khi chỉ cần ngồi trong xe và ngắm nhìn cảnh vật hai bên đường là đã thấy tuyệt vời lắm rồi!”, và tự nhiên cảm thấy mình trở nên yêu thiên nhiên hơn từ khi đặt chân đến New Zealand. Thời gian ở đây, tôi đi Úc một tháng để thực hiện lời hứa trước đó với một người bạn, tranh thủ ghé thăm các thành phố lớn ở bờ đông như Melbourne, Sydney, Brisbane. Tất cả đều rất đẹp và thú vị.
Ở New Zealand tôi làm các công việc thời vụ kéo dài từ 6 đến 12 tuần. Công việc đầu tiên là quấn cây hoa bia (hops), sau đó là phân loại quả anh đào (cherry) ở một nông trại, đóng gói táo trong một nhà máy xuất khẩu táo khá lớn và làm việc trong vườn nho. Những công việc ngoài trời khá cực nhọc vì nắng, mưa, gió bụi, rét buốt, sương giá… phải nếm trải hết. Sau một ngày làm việc dài 8-9 tiếng thì về nhà chắc chắn không đau tay, đau chân cũng đau lưng, đau vai… Đau đến nỗi có những ngày không cầm nổi đũa để ăn cơm tối. Nhưng các bạn làm cùng đến từ khắp nơi: Đức, Pháp, Slovakia, Argentina, Nhật, Malaysia, Philipines, Trung Quốc… ai ai cũng đều vất vả thì có gì đâu mà mình không cố gắng được. Quả thật sự vất vả, khổ cực là cách rèn giũa ý chí con người rất tốt.
Mùa hè là thời điểm thu hoạch các loại hoa quả nên khá dễ kiếm việc. Thường thường làm quả gì thì sẽ được ăn “thả ga” loại quả đấy nên rất thích. Như thời gian làm ở vườn anh đào, ngày nào tôi cũng ăn rả rích từ sáng đến tối vô cùng sung sướng. Ăn ở chỗ làm thoải mái, rồi lại mang về nhà để tủ lạnh ăn tiếp, mà thích tươi hơn nữa thì chui vào vườn hái xuống ăn ngay. Hoặc lúc làm việc ở nhà máy xuất khẩu táo thì ngày nào tôi cũng ăn táo, hết mùa làm việc cũng nếm được tới mười mấy loại khác nhau. Đấy, những lúc như thế thì vui lắm. Vậy mới nói, trải nghiệm thì có lúc này lúc khác, có vui có buồn, có cao có thấp như vậy mới đa dạng, đầy đủ. Phải khổ thì mới biết trân trọng những lúc sướng.
New Zealand. Ảnh do Nga chụp.
Được và mất khi tham gia Work & Travel?
Phải khẳng định luôn là với tôi, cái được chắc chắn nhiều hơn cái mất rất nhiều. Hẳn sẽ cần nhiều thời gian để liệt kê ra tất cả những thứ mình đã nhận được trong quá trình đi chu du thế giới. Nhưng tự đánh giá lại bản thân vào thời điểm hiện tại có thể kể ra vài cái được chính như sau. Đầu tiên, tôi có thể nói tiếng Anh một cách rất tự nhiên với bạn bè quốc tế, thoải mái chia sẻ quan điểm về những câu chuyện cuộc sống.
Thứ hai, tôi quyết đoán hơn trong các quyết định, vì trong quá trình đi và trải nghiệm một mình tôi biết mình thực sự thích cái gì, cần cái gì và làm như thế nào. Biết ta muốn gì quả thật là điều rất quan trọng trong cuộc sống.
Thứ ba, một cái được rất lớn không thể không kể đến chính là bạn bè. Từ trước đến nay, với tôi bạn bè là một phần quan trọng trong cuộc sống. Tôi đã có thêm biết bao người bạn tốt, được học hỏi và tiếp thêm nhiều động lực phấn đấu. Một số người thực sự rất đáng ngưỡng mộ vì họ trẻ, họ đi nhiều, họ nhân ái và suy nghĩ phóng khoáng, họ hiểu biết. Tôi thấy mình may mắn lắm khi gặp được những con người thân thiết và thú vị như thế. Chúng tôi đã lên kế hoạch gặp lại nhau, có thể ở nước họ, ở Việt Nam hoặc một nơi nào đó. Tại sao không? Sơ sơ đó là những cái được lớn, còn những thứ nho nhỏ có thể kể nhanh như: khả năng nấu ăn, làm bánh tăng lên nhiều phần, kỹ năng tìm kiếm thông tin du lịch không ngừng được trau dồi, đọc sách nhiều tăng hiểu biết, chăm sóc bản thân tốt hơn, biết cách uống rượu vang…
Căn nhà Nga ở.
Cái mất duy nhất có thể dễ dàng thấy ngay là NHỚ NHÀ. Thực tình tôi chỉ thấy thấm mùi nhớ nhà khi đến New Zealand, còn thời gian 8 tháng ở Canada không cảm thấy nhớ nhà, hoặc ít nhất không phải là cái cảm giác nao lòng, da diết như ở New Zealand. Có lẽ Canada đông vui quá, nhịp sống nhanh quá, đời sống “sướng” quá nên tôi chẳng mấy khi thấy nhớ nhà. Thích đồ ăn Việt thì có thể ghé ngay vào một trong rất nhiều nhà hàng Việt ở Vancouver, giá cả vừa phải nên chẳng mấy khi phải cầu kỳ nấu mấy món truyền thống. Ở thành phố lớn có nhiều thứ để giải trí trong lúc rảnh rỗi nên đâu có biết buồn là gì. Hơn nữa, mang tâm lý của kẻ mới đi nước ngoài lần đầu, bước chân vào một nơi văn minh, hiện đại, đẹp đẽ nên hẳn tôi hơi bị “đắm đuối”.
Sang New Zealand, tôi hay ở những thị trấn nhỏ, yên tĩnh, thanh bình nên đôi lúc cảm thấy tính tình mình trầm lại. Thông thường cứ khoảng vài tháng tôi lại đổi công việc nên cũng chuyển luôn chỗ ở. Những lần di chuyển từ vùng này sang vùng khác đi xe buýt có khi mất nguyên cả ngày, một mình ngồi trên xe lặng lẽ ngắm nhìn khung cảnh phía ngoài ô cửa kính với những núi đồi trùng điệp, những cánh đồng cỏ ngút ngàn, những khoảng trời xanh thăm thẳm đôi khi thấy lặng cả người. Chính những lúc đó tôi lại thấy lòng mình trống trải và nhớ nhà rất nhiều. Ở New Zealand tôi có “hơi nhiều” những giây phút tĩnh lặng nên cũng tự nhiên suy nghĩ về mọi thứ nhiều hơn và rõ hơn. Đó là những khoảnh khắc chiêm nghiệm lại cuộc sống mà chúng ta cũng nhiều khi phải cần.
New Zealand. Ảnh do Nga chụp.
So sánh một chút giữa Canada và New Zealand?
Tôi vừa nảy ra một ý nghĩ vui vui từ những trải nghiệm của mình như thế này. Nếu để so sánh giữa Canada và New Zealand thì đi Canada giống như việc sinh viên từ quê lên thành phố lớn học, gặp nơi phồn hoa, đẹp đẽ, nhộn nhịp sẽ có cảm giác bỡ ngỡ, thích thú, có nhiều thứ để tìm hiểu. Còn đi New Zealand giống như thanh niên ở thành phố đi tình nguyện mùa hè xanh ở các tỉnh miền múi, có vất vả, thiếu thốn và nhớ nhà nhưng cũng có rất nhiều niềm vui, trở nên trưởng thành và cứng cỏi hơn. Dĩ nhiên đây chỉ là sự so sánh vui thôi, có thể đúng trên một số khía cạnh nhỏ, cụ thể nào đó. Dù sao đi chăng nữa tinh thần đi-làm-và-trải-nghiệm chắc chắn được thể hiện rõ ràng và đúng bản chất ở New Zealand hơn ở Canada.
Một kỷ niệm đáng nhớ của Nga ở xứ người?
Có một kỷ niệm tôi không thể nào quên về sự tốt bụng của một người Kiwi (là cách thường gọi người New Zealand). Lúc đó tôi đang làm việc ở vườn anh đào và phải xin nghỉ việc trước khi mùa thu hoạch kết thúc để kịp bay sang Úc khi thị thực vẫn còn hiệu lực. Vì không có xe nên tôi ở luôn trong khu nhà của vườn quả. Sáng dậy chỉ cần đi bộ 2-3 phút là đến xưởng phân loại anh đào. Mấy ngày trước khi nghỉ việc, tôi nghĩ mọi cách mà không tài nào nhờ được ai đó đưa mình ra trạm xe buýt. Thị trấn tôi ở không có chuyến xe nào đi thẳng đến sân bay Christchurch, mà tôi phải đến một thị trấn láng giềng cách đó chừng 30 phút lái xe. Hai người bạn cùng phòng không có xe, những đồng nghiệp khác không thân thiết lắm thì vẫn phải đi làm hàng ngày, còn hôm đó người chủ đã có kế hoạch làm việc nên cũng không thể giúp đỡ. Trong lúc tìm cách xoay xở thì người bạn cùng phòng mách nước: “bạn có muốn hỏi John và nhờ ông ấy giúp đỡ không?” Trước đây tôi có nghe bạn kể một hôm trên đường từ siêu thị về nhà được một người đàn ông lớn tuổi tốt bụng cho đi nhờ xe (hitchhiking) đến tận nhà, sau đó còn ghi lại tên và số điện thoại vào một mẩu giấy và nói khi nào cần giúp đỡ gì thì đừng ngại liên lạc. Nói thêm một chút, quãng đường từ nhà tôi ra thị trấn để mua sắm dài khoảng 8km, lái xe thì chỉ hết 10 phút nhưng vì chúng tôi không có xe nên toàn phải đi bộ ra đường lớn rồi đi nhờ xe cả chiều đi lẫn chiều về.
Ban đầu tôi cũng thấy hơi ngại vì mình không hề biết John là ai và hơn nữa ông ấy mới giúp bạn tôi một lần. Nhưng sau đó một phần vì chẳng còn cách nào khác, một phần vì bạn luôn miệng bảo ông có vẻ là người rất tử tế nên tôi đánh liều nhắn tin cầu may. Rất nhanh chóng sau khi đó, John nhắn lại là sẵn sàng giúp đỡ, hỏi thông tin về chuyến đi và gợi ý giờ xuất phát. Tôi mừng lắm nhưng trong lòng vẫn hơi lăn tăn: “Có người đâu mà tốt thế?” Buổi chiều ngày trước khi rời khỏi vườn anh đào, John có liên lạc nhưng do sóng điện thoại kém nên tôi không nhận được tin nhắn. Vì vậy ông đến tận nơi để gặp gỡ và xem địa hình khu nhà liệu có thể vào tận nơi để đón và tránh phải kéo đồ nặng. Lúc đó tôi hết sức bất ngờ vì sự chu đáo, tận tình hết mức. Được tiếp xúc trực tiếp thì tôi càng cảm thấy tin tưởng hơn. Ông cỡ ngoài 70 tuổi, rất nhã nhặn và lịch sự.
Sáng hôm sau, đúng giờ hẹn ông có mặt giúp tôi xếp đồ lên xe và chở đến trạm xe buýt. Trên xe chúng tôi trò chuyện khá nhiều. Ông là giáo viên về hưu, có nhiều thời gian rảnh, một tuần vài lần tham gia câu lạc bộ phát triển cộng đồng của thị trấn. Khi đến nơi vẫn còn sớm nên ông hỏi liệu có muốn uống cà phê trong lúc chờ đợi. Tôi đồng ý ngay và nói rằng sẽ trả tiền nhưng ông nhất định không đồng ý. “Cháu còn cần tiền vào nhiều việc khác mà, cứ giữ lại đi.” Tiền hai cốc cà phê đó tuy rằng không nhiều nhưng nó khiến tôi thấy thật xúc động. Trước khi lên xe buýt, tôi nói thực sự không biết phải cảm ơn như thế nào. Ông đáp lại với một nụ cười hiền hoà, “Không cần, là con người thì nên giúp đỡ nhau nếu có thể.” Ngồi trên xe, tôi nhìn xuống và vẫy tay tạm biệt ông già Kiwi qua khung cửa sổ, trong lòng cảm thấy trân trọng cuộc sống vô cùng.
Nga ở New Zealand.
Dự định của Nga sau Work and Travel là gì?
Tôi dự định sẽ kết thúc Working Holiday Scheme ở New Zealand vào tháng 12 năm nay, sau đó quay về Việt Nam nghỉ ngơi và chuẩn bị hồ sơ để hiện thực hóa ước mơ du học thạc sỹ ở Châu Âu. Sau một năm rưỡi đi trải nghiệm thế giới cũng như khám phá chính mình, bây giờ tôi đã suy nghĩ khác trước đây. Tôi nghĩ mình có thể đi học được. Tôi không giỏi hơn tôi của 2 năm về trước nhưng bây giờ tự tin hơn nhiều. Tôi hiểu rõ bản thân hơn, tự biết lượng sức mình hơn. Ai trong chúng ta cũng có những giá trị nhất định, rất độc đáo và đặc sắc. Việc cần làm là phát hiện ra các giá trị đó, rồi tìm cách phát huy và cống hiến chúng.
Còn kế hoạch nhỏ hơn là đi du lịch thêm ở Việt Nam. Thú thật mỗi khi bạn bè quốc tế hỏi nên đi đâu, lúc nào, thăm gì ở Việt Nam thì tôi rất ngắc ngứ, cảm thấy xấu hổ vô cùng vì chẳng hiểu biết nhiều về chính đất nước mình. Thật là không được!
Lời khuyên của Nga cho những bạn trẻ đang muốn theo đuổi Work and Travel?
Nếu bạn muốn đi làm và trải nghiệm thế giới thì đừng chần chừ gì nữa, hãy nắm bắt cơ hội này. Tôi rất khuyến khích và ủng hộ các bạn trẻ tham gia những chương trình như Work and Travel nhiều hơn nữa. Tôi thực sự tin rằng du lịch có thể thay đổi một con người vì khi đi nhiều bạn sẽ nhìn thấy nhiều thứ hơn, gặp gỡ nhiều người hơn, nghe nhiều câu chuyện hơn, nhờ đó nhân sinh quan và thế giới quan được mở rộng. Khi cách nhìn nhận mọi vấn đề trở nên phóng khoáng và linh hoạt thì chắc chắc chắn cuộc sống của bạn sẽ rất thú vị.
Khởi đầu một việc gì mới mẻ bao giờ cũng khó khăn và trên đường đi sẽ gặp ít nhiều trở ngại. Chỉ cần bạn giữ được cho mình một tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, lạc quan thì tôi nghĩ chẳng có gì là không chinh phục được. Khi ta còn trẻ, khỏe mạnh, hăng hái và không có nhiều thứ để mất thì hãy cứ mạnh dạn khoác ba lô lên và đi. Thực sự có rất nhiều điều hay đang chờ đợi ngoài kia. Hãy đi để có thêm nhiều trải nghiệm cuộc sống.
- See more at: http://mannup.vn/di-lam-du-lich-va-trai-nghiem-o-nuoc-ngoai/#sthash.B33WvQjG.dpuf
Thế hệ 7x, 8x có một thói quen rất vui, đó là những đứa bạn chơi thân với nhau thường xưng hô như trong gia đình. Vậy mới có chuyện mấy đứa học sinh sàn sàn tuổi í ới gọi nhau là anh – em, mẹ – con, thậm chí… cụ – cháu. Người lớn nào không biết trò nghịch ngợm này của lũ trẻ con đều rất ngơ ngác chẳng hiểu đầu đuôi ra sao.
Tôi cũng có một cô “con gái” như thế, tên là Nga, chỉ thua bố… vài tuổi. Nga là người có khát khao khám phá thế giới tuyệt vời, hiện đang sinh sống và làm việc ở New Zealand theo một chương trình Work and Travel. Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về người bạn thú vị này xem
Xin chào Nga! Bạn có thể cho biết một cách ngắn gọn Work & Travel là gì?
Work & Travel đã và đang là một xu hướng mới toàn cầu, tạo điều kiện cho nhiều bạn trẻ sống trong thế giới phẳng được đi ra nước ngoài làm việc, du lịch và trải nghiệm. Ở New Zealand nơi tôi đang sinh sống, tên gọi chính xác của chương trình là Working Holiday Scheme. Nhiều nước trên thế giới cũng có những chương trình tương tự, tuy nhiên hiện nay chỉ New Zealand là tương đối mở cho các ứng viên Việt Nam về cách thức đăng ký cũng như các yêu cầu kèm theo. Đây là cơ hội cho các bạn trẻ trong độ tuổi 18-30 từ 43 quốc gia đến New Zealand trong thời gian 6-12 tháng để làm việc, du lịch và trải nghiệm đúng theo tinh thần “Work & Travel”. Với mỗi quốc gia, chính phủ New Zealand sẽ có những yêu cầu khác nhau cho ứng viên đăng ký tham gia chương trình. Hàng năm Việt Nam được cấp chỉ tiêu 100 thị thực, so với các nước khác là rất ít và đòi hỏi nhiều yêu cầu khắt khé hơn. Thông tin cho những ứng viên Việt Nam có thể tìm hiểu tại đây.
Một cảnh quan thường thấy ở New Zealand. Ảnh do Nga chụp.
Tại sao Nga chọn Work & Travel?
Tôi nung nấu ước mơ xuất ngoại nên từ năm thứ hai đại học đã bắt đầu tìm hiểu thông tin về các chương trình đi nước ngoài. Lúc đó tôi thực lòng không nghĩ mình đủ giỏi để kiếm học bổng du học. Nhưng ước muốn được đi ra với thế giới, được nhìn thấy những điều mới lạ, được trải nghiệm những sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa rất lớn nên tôi tìm đến các chương trình Work and Travel. Thông thường yêu cầu cơ bản của các chương trình này là có bằng tốt nghiệp đại học, tiếng Anh ở mức trung bình (IELTS 4.5-5) và chi phí không quá lớn. Tôi nhìn thấy cơ hội của mình ở đó.
Phải nói rằng cho đến ngày giấc mơ thành hiện thực, tôi đã gặp khá nhiều thất bại và khó khăn. Năm 2012, khi đó vẫn còn đang học đại học, tôi trượt hồ sơ Work & Travel đi Mỹ. Sau hai năm triển khai ở Việt Nam, phía Mỹ nhận thấy có nhiều vấn đề về thời gian nên yêu cầu khắt khe hơn. Chương trình mùa hè thường kéo dài ba tháng dẫn đến việc sinh viên phải nghỉ học một thời gian đầu của học kỳ mới (sinh viên Việt Nam được nghỉ hè 1.5 đến 2 tháng). Còn nếu đi hai tháng hoặc ít hơn thì các nhà bảo trợ Mỹ rất khó tìm được công việc phù hợp.
Tiếp đó, cuối năm 2012, tôi trượt thị thực với English Co-op Program Canada, hiểu ngắn gọn là một chương trình vừa học vừa làm. Nửa năm sau, thất bại một lần nữa lại gõ cửa. Tôi không kịp nộp Working Holiday Scheme đi New Zealand trong ngày đầu tiên mở cổng đăng kí trực tuyến vì chậm chân (100 chỉ tiêu hết ngay sau khoảng 10-15 phút mở cổng). Ngày biết được tất cả các cơ hội đi nước ngoài của mình gần như đã đóng sập sau khoảng hai năm ròng rã chuẩn bị, tôi buồn đến thẫn thờ. Nỗi thất vọng của giấc mơ sụp đổ khiến tôi chẳng còn muốn làm gì nữa, nản lòng và mất định hướng. Sau đó tôi đã dành vài ngày để suy nghĩ về mọi thứ và cuối cùng quyết định mình nên TIẾP TỤC vì đơn giản không muốn sau này phải hối tiếc, như câu nói của nhà văn Mark Twain: “Twenty years from now you will be more disappointed by the things that you didn’t do than by the ones you did do.”
(Tạm dịch: 20 năm nữa bạn sẽ hối tiếc về những điều mình chưa làm hơn là những điều mình đã làm). Tôi quan niệm khó khăn, trở ngại là để vượt qua chứ không phải để dừng bước. Tôi chưa thể bỏ cuộc vào lúc này. Tôi phải có trách nhiệm với giấc mơ của mình.
Đứng lên sau thất bại, tôi đã nộp thị thực Canada lần hai vào tháng 9/2013 và lần này may mắn đã mỉm cười. Trong lúc chờ đợi kết quả từ lãnh sự quán Canada thì một bất ngờ nữa lại đến. Trong 100 hồ sơ đã nhận của Working Holiday Scheme New Zealand năm đó có một số trường hợp không đạt tiêu chuẩn và phía nước bạn tiếp tục nhận thêm hồ sơ. Ngay lập tức tôi chớp lấy cơ hội này. Và cuối cùng, tuyệt vời ngoài sức mong đợi, tôi đã có thị thực của cả Canada và New Zealand. Mọi thứ đã sẵn sàng, tôi bắt đầu lên đường khám phá thế giới vào tháng 1/2014. Điểm đến đầu tiên là Vancouver, Canada.
New Zealand 09/2014. Ảnh do Nga chụp.
Nga đã từng đi những đâu, làm những công việc gì?
Hành trình của tôi chia làm hai phần chính: Canada (8 tháng) và New Zealand (cho tới nay là gần 10 tháng và dự định sẽ ở thêm khoảng 5 tháng nữa). Ở Canada tôi chỉ sống ở thành phố Vancouver trong suốt 8 tháng, học tiếng Anh trong 16 tuần đầu, sau đó đi làm và cuối tuần tranh thủ đi chơi loanh quanh. Cuộc sống nhanh, hối hả theo nhịp của một thành phố lớn, năng động, tươi trẻ, đặc sắc với rất nhiều các hoạt động văn hoá, nghệ thuật.
Tôi đã từng thử và làm nhiều công việc khác nhau: nhân viên của một tiệm chăm sóc sắc đẹp, bán hàng đêm trong một quán pizza, dọn dẹp trong một trung tâm thương mại và phụ bếp ở một nhà hàng nằm trong khuôn viên câu lạc bộ quần vợt Jericho của giới thượng lưu Vancouver. Tôi thích nhất công việc phụ bếp vì học hỏi được rất nhiều trong môi trường làm việc chuyên nghiệp và tuyệt vời nhất từ trước đến nay.
Phương tiện giao thông công cộng ở Vancouver rất thuận tiện nên cuối tuần tôi và bạn bè thường đi xe buýt hoặc tàu tới nơi này nơi kia, khi thì xuống biển, khi thì leo núi, lúc lại tập chèo thuyền hoặc ghé thăm công viên… Trong phạm vi 2-3 tiếng di chuyển từ trung tâm thành phố có rất nhiều thứ để chơi, rất nhiều điểm tham quan thú vị. Thời còn ở Canada, tôi xin được thị thực Mỹ thời hạn một năm nên ra vào nước Mỹ nhiều lần. Từ Vancouver đến thành phố gần nhất của Mỹ là Seattle (nơi đặt trụ sở của nhiều tập đoàn lớn như Amazon, Microsoft hay Starbucks) mất khoảng ba tiếng đi xe buýt hoặc bốn tiếng đi tàu.
Đầu tháng 5/2014, tôi bắt chuyến tàu sáng sớm sang Seattle, chơi ở đó cả ngày và bắt xe buýt đêm để trở về Vancouver. Như vậy là chỉ trong một ngày tôi cũng đi chơi được kha khá. 8 tháng ở đây là quãng thời gian rất đẹp gắn liền với nhiều kỷ niệm trong lần đầu tiên sinh sống, học tập và làm việc ở nước ngoài.
Vancouver, Canada. Ảnh do Nga chụp.
Tháng 9/2014, tôi chuyển sang New Zealand. Ở xứ Kiwi tôi đi nhiều, thay đổi nơi ở thường xuyên vì công việc, tính đến nay là khoảng 5, 6 thành phố, thị trấn khác nhau. Tôi hay nói đùa với bạn bè rằng mình như một kẻ du mục, nay đây mai đó, lúc thì đầy ắp bạn bè xung quanh lúc lại cô đơn một mình. Cuộc sống ở New Zealand thanh bình, yên ả đôi khi đến mức buồn tẻ, nhưng cảnh núi, đồi, sông, biển đẹp mê hồn, rất đáng để ngắm nhìn ít nhất một lần trong đời. Vào mỗi dịp cuối tuần tôi và bạn bè thường lái xe tham quan những thành phố hoặc thị trấn xung quanh. Sau một tuần làm việc vất vả thì những chuyến rong chơi trong ngày thực sự là cách tốt nhất để thư giãn và tận hưởng cuộc sống. Tôi đã có lần nói với bạn “đôi khi chỉ cần ngồi trong xe và ngắm nhìn cảnh vật hai bên đường là đã thấy tuyệt vời lắm rồi!”, và tự nhiên cảm thấy mình trở nên yêu thiên nhiên hơn từ khi đặt chân đến New Zealand. Thời gian ở đây, tôi đi Úc một tháng để thực hiện lời hứa trước đó với một người bạn, tranh thủ ghé thăm các thành phố lớn ở bờ đông như Melbourne, Sydney, Brisbane. Tất cả đều rất đẹp và thú vị.
Ở New Zealand tôi làm các công việc thời vụ kéo dài từ 6 đến 12 tuần. Công việc đầu tiên là quấn cây hoa bia (hops), sau đó là phân loại quả anh đào (cherry) ở một nông trại, đóng gói táo trong một nhà máy xuất khẩu táo khá lớn và làm việc trong vườn nho. Những công việc ngoài trời khá cực nhọc vì nắng, mưa, gió bụi, rét buốt, sương giá… phải nếm trải hết. Sau một ngày làm việc dài 8-9 tiếng thì về nhà chắc chắn không đau tay, đau chân cũng đau lưng, đau vai… Đau đến nỗi có những ngày không cầm nổi đũa để ăn cơm tối. Nhưng các bạn làm cùng đến từ khắp nơi: Đức, Pháp, Slovakia, Argentina, Nhật, Malaysia, Philipines, Trung Quốc… ai ai cũng đều vất vả thì có gì đâu mà mình không cố gắng được. Quả thật sự vất vả, khổ cực là cách rèn giũa ý chí con người rất tốt.
Mùa hè là thời điểm thu hoạch các loại hoa quả nên khá dễ kiếm việc. Thường thường làm quả gì thì sẽ được ăn “thả ga” loại quả đấy nên rất thích. Như thời gian làm ở vườn anh đào, ngày nào tôi cũng ăn rả rích từ sáng đến tối vô cùng sung sướng. Ăn ở chỗ làm thoải mái, rồi lại mang về nhà để tủ lạnh ăn tiếp, mà thích tươi hơn nữa thì chui vào vườn hái xuống ăn ngay. Hoặc lúc làm việc ở nhà máy xuất khẩu táo thì ngày nào tôi cũng ăn táo, hết mùa làm việc cũng nếm được tới mười mấy loại khác nhau. Đấy, những lúc như thế thì vui lắm. Vậy mới nói, trải nghiệm thì có lúc này lúc khác, có vui có buồn, có cao có thấp như vậy mới đa dạng, đầy đủ. Phải khổ thì mới biết trân trọng những lúc sướng.
New Zealand. Ảnh do Nga chụp.
Được và mất khi tham gia Work & Travel?
Phải khẳng định luôn là với tôi, cái được chắc chắn nhiều hơn cái mất rất nhiều. Hẳn sẽ cần nhiều thời gian để liệt kê ra tất cả những thứ mình đã nhận được trong quá trình đi chu du thế giới. Nhưng tự đánh giá lại bản thân vào thời điểm hiện tại có thể kể ra vài cái được chính như sau. Đầu tiên, tôi có thể nói tiếng Anh một cách rất tự nhiên với bạn bè quốc tế, thoải mái chia sẻ quan điểm về những câu chuyện cuộc sống.
Thứ hai, tôi quyết đoán hơn trong các quyết định, vì trong quá trình đi và trải nghiệm một mình tôi biết mình thực sự thích cái gì, cần cái gì và làm như thế nào. Biết ta muốn gì quả thật là điều rất quan trọng trong cuộc sống.
Thứ ba, một cái được rất lớn không thể không kể đến chính là bạn bè. Từ trước đến nay, với tôi bạn bè là một phần quan trọng trong cuộc sống. Tôi đã có thêm biết bao người bạn tốt, được học hỏi và tiếp thêm nhiều động lực phấn đấu. Một số người thực sự rất đáng ngưỡng mộ vì họ trẻ, họ đi nhiều, họ nhân ái và suy nghĩ phóng khoáng, họ hiểu biết. Tôi thấy mình may mắn lắm khi gặp được những con người thân thiết và thú vị như thế. Chúng tôi đã lên kế hoạch gặp lại nhau, có thể ở nước họ, ở Việt Nam hoặc một nơi nào đó. Tại sao không? Sơ sơ đó là những cái được lớn, còn những thứ nho nhỏ có thể kể nhanh như: khả năng nấu ăn, làm bánh tăng lên nhiều phần, kỹ năng tìm kiếm thông tin du lịch không ngừng được trau dồi, đọc sách nhiều tăng hiểu biết, chăm sóc bản thân tốt hơn, biết cách uống rượu vang…
Căn nhà Nga ở.
Cái mất duy nhất có thể dễ dàng thấy ngay là NHỚ NHÀ. Thực tình tôi chỉ thấy thấm mùi nhớ nhà khi đến New Zealand, còn thời gian 8 tháng ở Canada không cảm thấy nhớ nhà, hoặc ít nhất không phải là cái cảm giác nao lòng, da diết như ở New Zealand. Có lẽ Canada đông vui quá, nhịp sống nhanh quá, đời sống “sướng” quá nên tôi chẳng mấy khi thấy nhớ nhà. Thích đồ ăn Việt thì có thể ghé ngay vào một trong rất nhiều nhà hàng Việt ở Vancouver, giá cả vừa phải nên chẳng mấy khi phải cầu kỳ nấu mấy món truyền thống. Ở thành phố lớn có nhiều thứ để giải trí trong lúc rảnh rỗi nên đâu có biết buồn là gì. Hơn nữa, mang tâm lý của kẻ mới đi nước ngoài lần đầu, bước chân vào một nơi văn minh, hiện đại, đẹp đẽ nên hẳn tôi hơi bị “đắm đuối”.
Sang New Zealand, tôi hay ở những thị trấn nhỏ, yên tĩnh, thanh bình nên đôi lúc cảm thấy tính tình mình trầm lại. Thông thường cứ khoảng vài tháng tôi lại đổi công việc nên cũng chuyển luôn chỗ ở. Những lần di chuyển từ vùng này sang vùng khác đi xe buýt có khi mất nguyên cả ngày, một mình ngồi trên xe lặng lẽ ngắm nhìn khung cảnh phía ngoài ô cửa kính với những núi đồi trùng điệp, những cánh đồng cỏ ngút ngàn, những khoảng trời xanh thăm thẳm đôi khi thấy lặng cả người. Chính những lúc đó tôi lại thấy lòng mình trống trải và nhớ nhà rất nhiều. Ở New Zealand tôi có “hơi nhiều” những giây phút tĩnh lặng nên cũng tự nhiên suy nghĩ về mọi thứ nhiều hơn và rõ hơn. Đó là những khoảnh khắc chiêm nghiệm lại cuộc sống mà chúng ta cũng nhiều khi phải cần.
New Zealand. Ảnh do Nga chụp.
So sánh một chút giữa Canada và New Zealand?
Tôi vừa nảy ra một ý nghĩ vui vui từ những trải nghiệm của mình như thế này. Nếu để so sánh giữa Canada và New Zealand thì đi Canada giống như việc sinh viên từ quê lên thành phố lớn học, gặp nơi phồn hoa, đẹp đẽ, nhộn nhịp sẽ có cảm giác bỡ ngỡ, thích thú, có nhiều thứ để tìm hiểu. Còn đi New Zealand giống như thanh niên ở thành phố đi tình nguyện mùa hè xanh ở các tỉnh miền múi, có vất vả, thiếu thốn và nhớ nhà nhưng cũng có rất nhiều niềm vui, trở nên trưởng thành và cứng cỏi hơn. Dĩ nhiên đây chỉ là sự so sánh vui thôi, có thể đúng trên một số khía cạnh nhỏ, cụ thể nào đó. Dù sao đi chăng nữa tinh thần đi-làm-và-trải-nghiệm chắc chắn được thể hiện rõ ràng và đúng bản chất ở New Zealand hơn ở Canada.
Một kỷ niệm đáng nhớ của Nga ở xứ người?
Có một kỷ niệm tôi không thể nào quên về sự tốt bụng của một người Kiwi (là cách thường gọi người New Zealand). Lúc đó tôi đang làm việc ở vườn anh đào và phải xin nghỉ việc trước khi mùa thu hoạch kết thúc để kịp bay sang Úc khi thị thực vẫn còn hiệu lực. Vì không có xe nên tôi ở luôn trong khu nhà của vườn quả. Sáng dậy chỉ cần đi bộ 2-3 phút là đến xưởng phân loại anh đào. Mấy ngày trước khi nghỉ việc, tôi nghĩ mọi cách mà không tài nào nhờ được ai đó đưa mình ra trạm xe buýt. Thị trấn tôi ở không có chuyến xe nào đi thẳng đến sân bay Christchurch, mà tôi phải đến một thị trấn láng giềng cách đó chừng 30 phút lái xe. Hai người bạn cùng phòng không có xe, những đồng nghiệp khác không thân thiết lắm thì vẫn phải đi làm hàng ngày, còn hôm đó người chủ đã có kế hoạch làm việc nên cũng không thể giúp đỡ. Trong lúc tìm cách xoay xở thì người bạn cùng phòng mách nước: “bạn có muốn hỏi John và nhờ ông ấy giúp đỡ không?” Trước đây tôi có nghe bạn kể một hôm trên đường từ siêu thị về nhà được một người đàn ông lớn tuổi tốt bụng cho đi nhờ xe (hitchhiking) đến tận nhà, sau đó còn ghi lại tên và số điện thoại vào một mẩu giấy và nói khi nào cần giúp đỡ gì thì đừng ngại liên lạc. Nói thêm một chút, quãng đường từ nhà tôi ra thị trấn để mua sắm dài khoảng 8km, lái xe thì chỉ hết 10 phút nhưng vì chúng tôi không có xe nên toàn phải đi bộ ra đường lớn rồi đi nhờ xe cả chiều đi lẫn chiều về.
Ban đầu tôi cũng thấy hơi ngại vì mình không hề biết John là ai và hơn nữa ông ấy mới giúp bạn tôi một lần. Nhưng sau đó một phần vì chẳng còn cách nào khác, một phần vì bạn luôn miệng bảo ông có vẻ là người rất tử tế nên tôi đánh liều nhắn tin cầu may. Rất nhanh chóng sau khi đó, John nhắn lại là sẵn sàng giúp đỡ, hỏi thông tin về chuyến đi và gợi ý giờ xuất phát. Tôi mừng lắm nhưng trong lòng vẫn hơi lăn tăn: “Có người đâu mà tốt thế?” Buổi chiều ngày trước khi rời khỏi vườn anh đào, John có liên lạc nhưng do sóng điện thoại kém nên tôi không nhận được tin nhắn. Vì vậy ông đến tận nơi để gặp gỡ và xem địa hình khu nhà liệu có thể vào tận nơi để đón và tránh phải kéo đồ nặng. Lúc đó tôi hết sức bất ngờ vì sự chu đáo, tận tình hết mức. Được tiếp xúc trực tiếp thì tôi càng cảm thấy tin tưởng hơn. Ông cỡ ngoài 70 tuổi, rất nhã nhặn và lịch sự.
Sáng hôm sau, đúng giờ hẹn ông có mặt giúp tôi xếp đồ lên xe và chở đến trạm xe buýt. Trên xe chúng tôi trò chuyện khá nhiều. Ông là giáo viên về hưu, có nhiều thời gian rảnh, một tuần vài lần tham gia câu lạc bộ phát triển cộng đồng của thị trấn. Khi đến nơi vẫn còn sớm nên ông hỏi liệu có muốn uống cà phê trong lúc chờ đợi. Tôi đồng ý ngay và nói rằng sẽ trả tiền nhưng ông nhất định không đồng ý. “Cháu còn cần tiền vào nhiều việc khác mà, cứ giữ lại đi.” Tiền hai cốc cà phê đó tuy rằng không nhiều nhưng nó khiến tôi thấy thật xúc động. Trước khi lên xe buýt, tôi nói thực sự không biết phải cảm ơn như thế nào. Ông đáp lại với một nụ cười hiền hoà, “Không cần, là con người thì nên giúp đỡ nhau nếu có thể.” Ngồi trên xe, tôi nhìn xuống và vẫy tay tạm biệt ông già Kiwi qua khung cửa sổ, trong lòng cảm thấy trân trọng cuộc sống vô cùng.
Nga ở New Zealand.
Dự định của Nga sau Work and Travel là gì?
Tôi dự định sẽ kết thúc Working Holiday Scheme ở New Zealand vào tháng 12 năm nay, sau đó quay về Việt Nam nghỉ ngơi và chuẩn bị hồ sơ để hiện thực hóa ước mơ du học thạc sỹ ở Châu Âu. Sau một năm rưỡi đi trải nghiệm thế giới cũng như khám phá chính mình, bây giờ tôi đã suy nghĩ khác trước đây. Tôi nghĩ mình có thể đi học được. Tôi không giỏi hơn tôi của 2 năm về trước nhưng bây giờ tự tin hơn nhiều. Tôi hiểu rõ bản thân hơn, tự biết lượng sức mình hơn. Ai trong chúng ta cũng có những giá trị nhất định, rất độc đáo và đặc sắc. Việc cần làm là phát hiện ra các giá trị đó, rồi tìm cách phát huy và cống hiến chúng.
Còn kế hoạch nhỏ hơn là đi du lịch thêm ở Việt Nam. Thú thật mỗi khi bạn bè quốc tế hỏi nên đi đâu, lúc nào, thăm gì ở Việt Nam thì tôi rất ngắc ngứ, cảm thấy xấu hổ vô cùng vì chẳng hiểu biết nhiều về chính đất nước mình. Thật là không được!
Lời khuyên của Nga cho những bạn trẻ đang muốn theo đuổi Work and Travel?
Nếu bạn muốn đi làm và trải nghiệm thế giới thì đừng chần chừ gì nữa, hãy nắm bắt cơ hội này. Tôi rất khuyến khích và ủng hộ các bạn trẻ tham gia những chương trình như Work and Travel nhiều hơn nữa. Tôi thực sự tin rằng du lịch có thể thay đổi một con người vì khi đi nhiều bạn sẽ nhìn thấy nhiều thứ hơn, gặp gỡ nhiều người hơn, nghe nhiều câu chuyện hơn, nhờ đó nhân sinh quan và thế giới quan được mở rộng. Khi cách nhìn nhận mọi vấn đề trở nên phóng khoáng và linh hoạt thì chắc chắc chắn cuộc sống của bạn sẽ rất thú vị.
Khởi đầu một việc gì mới mẻ bao giờ cũng khó khăn và trên đường đi sẽ gặp ít nhiều trở ngại. Chỉ cần bạn giữ được cho mình một tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, lạc quan thì tôi nghĩ chẳng có gì là không chinh phục được. Khi ta còn trẻ, khỏe mạnh, hăng hái và không có nhiều thứ để mất thì hãy cứ mạnh dạn khoác ba lô lên và đi. Thực sự có rất nhiều điều hay đang chờ đợi ngoài kia. Hãy đi để có thêm nhiều trải nghiệm cuộc sống.
- See more at: http://mannup.vn/di-lam-du-lich-va-trai-nghiem-o-nuoc-ngoai/#sthash.B33WvQjG.dpuf
Nhận xét
Đăng nhận xét