hôn nhân nếu thiếu đi một ngưỡng cửa thích hợp sẽ rất dễ biến thành trò bốc thăm trúng thưởng lợi nhuận thấp mà rủi ro cao.
Con à, con không kết hôn cũng không sao!
Chị gái một người đồng nghiệp của tôi, lễ giáng sinh nhận được quà của bạn trai, về nhà phát hiện thứ mình nhận được là một chiếc vòng cổ hàng hiệu được mua từ nước ngoài, mà còn là món đồ vô cùng quý giá, vô cùng xa xỉ. Chị gái đó liền kiên quyết đem món đồ ra chất vấn, anh bạn trai đó thẹn quá hóa giận đáp:
"Đều 30 tuổi cả rồi, có gì mà không được, mẹ em không phải sốt sắng muốn em kết hôn lắm hay sao?"
Đổi lại, chị ấy bảo:
"Thật ngại quá, mẹ tôi nửa điểm cũng không vội."
Nói xong những lời này, liền đem anh bạn trai đó, à không, là bạn trai cũ, ném vào quá khứ luôn.
Đồng nghiệp của tôi bảo, câu mà mẹ cô ấy thường lải nhải nhiều nhất chính là:
"Hai chị em con, kết hôn là đại sự, nhất định phải thận trọng, nếu như tìm không được người đàn ông tốt, cả đời không kết hôn cũng chẳng sao, bố mẹ vẫn đủ sức nuôi được".
Mỗi lần như vậy, cô đồng nghiệp của tôi cùng chị gái đều kiêu ngạo bổ sung:
"Chúng con cũng tự lo cho mình được".
Tôi có một người bạn học, nghe nói vài năm trước còn không ngừng bị bố mẹ giục kết hôn, cứ như hận không thể đem cô ấy gả đi trong một hai ngày tới.
Thế mà mấy năm trở lại đây liền thay đổi, không những không thúc không giục, còn khuyên cô ấy cứ từ từ tìm. Hóa ra cũng bởi họ hàng nhà họ có vài chị em tầm bằng tuổi, đều kết hôn sớm cả, chỉ còn cô ấy vẫn một mình, bố mẹ cảm thấy mất thể diện nên mới không ngừng giục giã. Thật chẳng ngờ mấy năm sau, gia đình các chị em đó đều gà bay chó chạy, mấy người già gặp nhau chỉ biết lau nước mắt, than thở mấy đứa ly hôn rồi. Nghiêm trọng nhất là nhà một người họ hàng gần, nào đơn giản chỉ là ly hôn, còn phải gánh thêm khoản nợ mười vạn tệ, đi đến đâu cũng chẳng dám ho thành tiếng. Bố mẹ người bạn đó thực sự bị dọa đến kinh sợ, chẳng còn dám giục con gái nhà mình kết hôn. Bởi vì bọn họ cuối cùng cũng hiểu, hôn nhân ở thời đại này, so với thời đại trước đây đã khác xa nhau, lấy nhầm người, là đánh mất đi nửa đời người.
2. Ngày nay, những bậc tiền bối thông minh họ đã sớm không giục con cái kết hôn nữa. Trên weibo từng có một bài viết làm tan chảy tiếng lòng của biết bao bậc làm cha mẹ. Nhiều vị bình luận:
"Con gái tôi gả hay không đều được cả, yêu đương đồng giới tôi cũng tán thành, miễn sao con bé vui vẻ hạnh phúc là được. Bởi vì kết hôn với một người đàn ông thực sự có quá nhiều nguy cơ, nào là mẹ chồng không tốt, chồng không đảm đương, lúc mang thai dễ gặp chuyện ngoài ý muốn, nhiều lắm, phải gặp rất nhiều, tôi thà để con gái cả đời không kết hôn, hay là đồng tính gì đó cũng được".
"Tôi cũng nói với con trai mình như vậy, kết hôn hay không kết hôn, sinh hay không sinh con, đứa bé cùng mẹ nó danh tính thế nào tôi đều không ý kiến, miễn sao nó thấy hạnh phúc".
"Nếu như con kết hôn mà sau đó không còn có được sự hạnh phúc tự tại mà trước đây từng có, vậy thì đừng vì ánh mắt của những người xung quanh mà kết hôn, vui vẻ là được".
"Muốn kết hôn, muốn sinh con hay không, đều là chuyện bản thân phải tự chịu trách nhiệm, trước tiên cứ đi con đường đúng đắn, tu dưỡng thành người tốt đi đã, còn loại chuyện kia không phải muốn quản là quản được đâu".
"Tóm lại, con à, nếu như con không phải vì muốn bản thân hạnh phúc hơn mà kết hôn, vậy thì con cũng không nhất thiết phải làm điều đó".
"Nếu như hôn nhân không thể đem lại cho con thêm hạnh phúc, lại còn đem đến cho con đầy nguy cơ, vậy thì con không kết hôn cũng được".
"Kết cục tồi tệ nhất của cuộc đời con, không phải là việc cả đời không kết hôn mà là kết hôn nhưng luôn phải sống trong sự tổn thương về cả thể xác lẫn tinh thần"
"Cái nhìn của người đời, đàm tiếu của thế tục, theo ý mẹ, đều không thể quan trọng bằng con cái yêu quý của mình".
3. Một cô gái bị giục kết hôn đã hỏi:
"Mẹ à, con tại sao nhất định phải kết hôn?"
Mẹ của cô ấy thực sự rất ngạc nhiên:
"Con gái không lấy chồng, sinh con làm sao mà được? Đến lúc già rồi thì thế nào đây?"
Cô gái buồn bực:
"Chẳng lẽ lúc mẹ già, mẹ trông mong bố con sẽ chăm sóc cho mẹ sao?"
"Cái gì? Bố con?"
Bà liền nhớ ra mình là tay hòm chìa khóa, không đừng được nói:
"Mẹ đây có thể trông mong gì, bố con không bắt mẹ chăm sóc ông ta là may lắm rồi."
"Vậy lúc mẹ già, mẹ hi vọng con sẽ chăm sóc mẹ ư?"
Nghe vậy, bà có vẻ tức giận:
"Yên tâm đi, tôi sẽ không đem phiền phức cho cô đâu."
Cô con gái liền cười:
"Mẹ xem, đến cả bản thân về già phải làm thế nào mẹ còn không biết, vậy sao cứ phải ngày ngày lo nghĩ đến chuyện con già đi làm gì. Lại nói, con sống đến 80 tuổi, vì một vài năm già nua ngắn ngủi mà đem bản thân đặt vào canh bạc, thực sự đáng sao?"
Quả thực, nếu như kết hôn không xuất phát từ sự rung cảm của tâm hồn, mà chỉ là để an ủi lúc tuổi già hiu quạnh, vậy thì so giá, còn lại được bao nhiêu? Hôn nhân như thế, so với điện thoại di động, viện dưỡng lão, có phải là thông minh?
Lâm Tịch từng nói: "Rất nhiều người kết hôn chỉ vì tìm một người cùng ngồi coi phim, thay vì một người có thể chia sẻ những cảm nhận sâu sắc về bộ phim đó".
Là tôi, nếu như chỉ đơn giản là tìm người cùng xem, tôi sẽ không kết hôn, một mình tôi xem phim cũng đủ rồi.
Thế giới này ấy, vẫn luôn có một loại cô độc như vậy, không phải không có người ở bên, mà là người ở bên đó, căn bản không hiểu bạn. Một đời dài như vậy, gặp sai người, so với nỗi cô độc còn đáng sợ hơn gấp ngàn lần.
4. Có người từng kể, bản thân cô ấy đã 30 tuổi rồi, vẫn chưa kết hôn. Một lần năm mới về nhà, có người hàng xóm trông thấy liền tùy tiện bảo:
"Vẫn còn dám vác mặt về nhà mẹ cơ à?"
Mẹ cô ấy tức giận lập tức đáp lại:
"Thế nào? Chẳng lẽ đây không phải nhà con gái tôi sao?"
Cho nên mới nói, bố mẹ tốt, vĩnh viễn là bến đỗ tin cậy của con cái, họ tuyệt đối sẽ không vì chút thể diện mà đẩy con mình vào hố lửa. Bởi vì họ đều biết rằng, giả sử bố mẹ còn không thể cho con chỗ dựa và tình yêu thương thực sự, vậy thì lý do gì lại cố bức bách con cái kết hôn rồi hi vọng người ta có thể dành cho con mình hết thảy những thứ ấy.
Dĩ nhiên, để tránh khiến con mình loạn trí, họ sẽ trịnh trọng mà nói:
"Bất luận con kết hôn hay không, bố mẹ đều yêu thương con"
Chỉ có những bậc phụ huynh không thấu đáo mới đem hạnh phúc hão huyền của con ra để đánh đổi, chứng minh sự thành công của bản thân. Dĩ nhiên, chỉ cần có một kẻ rỗi hơi đi qua nói:
"Ai da, con gái anh lớn tuổi thế này, gả cũng chẳng nổi rồi"
Hoặc là:
"Con trai chị vẫn còn chạy loăng quoăng khắp nơi, không phải là phương diện gì đó có vấn đề chứ?"
Thì y như rằng, họ sẽ đứng ngồi không yên, than thở vất vả nuôi con lớn từng này mà cứ như củ cải, đầu heo, chẳng ra sao cả. E rằng con gái của họ công việc ổn định, tướng mạo tốt, sau cùng kết hôn, dù là với một con ma rượu hói đầu, họ cũng nở mày nở mặt. Mà cũng e rằng con trai của họ có lý tưởng, có hoài bão, sau cùng kết hôn, dù là với một bà chị nông thôn ngốc ngếch, họ cũng đốt pháo mừng to.
Tóm lại, hôn nhân nếu thiếu đi một ngưỡng cửa thích hợp sẽ rất dễ biến thành trò bốc thăm trúng thưởng lợi nhuận thấp mà rủi ro cao.
• Weibo/ Rainie Nguyen dịch.
• Page: Ai rồi cũng phải đi.
Nhận xét
Đăng nhận xét