NHÂN CHI SƠ, TÍNH BỔN ÁC ?

NHÂN CHI SƠ, TÍNH BỔN ÁC ? HOÀNG MI LÃO PHẬT VÀ ENDING ANIMATION ẤN TƯỢNG NHẤT TRONG BLACK MYTH: WUKONG << Bài hát chủ đề chương này tên là 屁 (Thí) có nghĩa là đánh rắm, xì hơi. Nhưng trong một số ngữ cảnh 屁 có thể dùng để biểu đạt thái độ mỉa mai, châm biếm: nhảm nhí, xàm ngôn. Tên bài hát được dựa vào câu nói mỉa mai của Hoàng Mi: “放屁” (Phóng Thí: Nói nhảm) khi nghe Thế Tôn (Đức Phật Thích Ca Mâu Ni) thuyết giảng: “Khổ ải chúng sinh phần lớn do không giữ giới luật, buông thả dục vọng”. Lời bài hát mô tả một thế giới đầy rối ren, nơi các ranh giới giữa đúng và sai, thiện và ác, yêu và hận đều bị đảo lộn và cũng để ám chỉ mục tiêu của Hoàng Mi là chứng minh rằng chúng sinh trong tam giới tứ châu không thể thoát khỏi dục vọng của chính mình >> Trong chương thứ ba của Black Myth: Wukong, câu chuyện xoay quanh Hoàng Mi, một đệ tử của Phật Di Lặc, đã hoá thân làm 1 con ba ba khổng lồ có thể tạo ra châu báu ngọc ngà, chữa khỏi bách bệnh, biến xấu thành đẹp để thử thách dân làng nghèo khó. Ban đầu, Hoàng Mi ban phát phép màu, khiến cuộc sống dân làng trở nên thịnh vượng, thờ phụng hắn như 1 vị Thánh. Tuy nhiên, Hoàng Mi đã thao túng 1 người đàn ông tấn công mình để đòi hỏi nhiều hơn, dân làng bị cuốn vào lòng tham và xâu xé ba ba. Kết quả là cả ngôi làng bị hủy hoại và rơi vào cảnh khốn cùng. Câu chuyện này làm nổi bật chủ đề về lòng tham và bản chất con người. Hoàng Mi cố tình thao túng nhân tâm để bộc lộ tính ác của dân làng, chứng minh rằng “nhân chi sơ, tính bổn ác” lòng tham, cái ác là một phần tự nhiên của con người. Mặc dù đã gây ra sự hỗn loạn, hành động của Hoàng Mi lại phản ánh lòng ganh đua và đố kị. Ngược lại, Kim Thiền Tử, biểu trưng cho sự ôn hòa và lòng từ bi, chỉ trích Hoàng Mi vì đã cố tình “đảo quả thành nhân” tạo ra những tình huống đẩy dân làng vào cảnh xấu xa. Thông qua câu chuyện này, Black Myth: Wukong truyền tải những thông điệp sâu sắc về triết lý Phật giáo, đặc biệt là về nhân quả và bản chất thiện ác. Sự kiện này đặt câu hỏi về sự hiện diện của cái ác và lòng tham trong mỗi con người, cũng như những hậu quả mà chúng có thể mang lại khi bị khai thác và thúc đẩy. Cái kết của chương 3 bao trùm một màu đen tối, trần trụi, thể hiện sự tàn nhẫn và lòng tham không đáy của con người, để lại ám ảnh sâu sắc nhất trong tất cả những cái kết của Black Myth: Wukong. Điểm nhấn của ending này là cách kể chuyện cùng với đồ hoạ xuất sắc, cách thức ẩn dụ lồng ghép khéo léo với các triết lý Phật giáo. Khung cảnh tha hoá, mất nhân tính, truỵ lạc, dâm loạn gần cuối phim kết hợp với OST 屁 (Thí) đầy ý nghĩa ẩn dụ càng đẩy bộ phim lên cao trào tạo điểm nhấn đắt giá và rồi kết thúc trong sự hoang tàn chế.t chóc. Chương này thực sự rất sâu sắc, điều Kim Thiền Tử nói về “đảo quả thành nhân” chính là: Kim Thiền Tử cho rằng nhân tính vốn thiện, thông qua lao động để thu hoạch thành quả, chứng minh điều thiện. Hoàng Mi thì đưa thành quả trước cho mọi người mà không cần lao động, từ đó kích thích lòng tham của con người, đây chính là “đảo quả thành nhân” — chứng minh điều ác. Khi bạn dùng cái ác để suy đoán và thử thách lòng người, kết quả nhận được cũng tất yếu sẽ là cái ác. Tổng hợp cmt từ nhiều nguồn: 👉 Điều này làm tôi nhớ đến một câu thoại, dù không nhớ rõ là ai đã nói: “Dùng lời nói dối để kiểm chứng lời nói dối, kết quả nhận được chắc chắn cũng chỉ là lời nói dối.” Hoàng Mi mang ác ý để thử thách loài người, và điều y nhận lại cũng chỉ là ác ý mà thôi. Nhân quả luân hồi, báo ứng không chừa một ai, gieo nhân ác thì sẽ gặt quả ác. 👉 Người muốn thử thách nhân tính của người khác thì rất khó tránh khỏi việc chiếu rọi chính nhân tính của mình vào đó. Kết quả nhận được cũng chỉ là sự mặc định của chính kẻ thử thách mà thôi. Điều này chính là một lời giải đáp cho việc nhân tính không thể và cũng không nên bị thử thách. 👉"Đảo quả thành nhân" tức là một người học giả vì mơ thấy con cáo nhỏ trong tương lai sẽ ăn người mà đã giết nó. Hoàng Mi đã xác định rằng con người sẽ giế.t nó và kích thích lòng tham. Đây chính là điều Kim Thiền Tử nói về "đảo quả thành nhân" — “không phải là hắn sẽ làm, mà là bạn nghĩ hắn sẽ làm.” 👉 Hoàng Mi như kiểu bắn tên rồi mới vẽ bia, vừa làm trọng tài vừa là vận động viên. Dân chúng vớt nó lên không cho rằng là thiện, cung phụng nó làm thần thánh cũng không cho rằng là thiện, quan binh dùng khả năng của nó để giúp đỡ người nghèo cũng không cho rằng là thiện. Khi cuối cùng có một người tham lam xuất hiện và bắt đầu, hắn lại nói rằng nhân tính vốn ác, từ đó chỉ trích việc giữ giới luật đối với chúng sinh là vô dụng. Chỉ chú trọng vào lòng tham ác của cá nhân trong tập thể, mà bỏ qua quá trình tu luyện và kiềm chế sau này. Không ngạc nhiên khi Kim Thiền Tử nói rằng hắn "đảo quả thành nhân". Nếu muốn kiểm tra độ cứng của một tấm kính, thì tấm kính đó chắc chắn sẽ bị vỡ. 👉 "Đảo quả thành nhân" Hoàng Mi quả thực có chiêu trò, giống như việc bắn tên xong rồi mới vẽ vòng tròn mục tiêu trên điểm hạ của mũi tên vậy. Tự nhiên, lần nào cũng trúng điểm 10, mỗi lần đều thắng. Dường như chứng minh được quan điểm của mình, nhưng thực chất là tự lừa dối chính mình, nên Kim Thiền Tử thấy hắn vừa nực cười lại vừa đáng thương. 👉 Việc kẻ đó có bị thao túng hay không không quan trọng, nếu mọi người đều thiện lương thì hoàn toàn có thể ngăn chặn được điều đó. Sự giàu có vô tận không làm phá vỡ quan niệm về tầng lớp, người dân vẫn không bình đẳng với nhau. Sự cuồng loạn của họ, có phải là để lột bỏ máu thịt của Hoàng Mi? Hay là lột bỏ lý trí của chính mình, nhận thức về bản chất con người, dù là hòa thượng, quan binh hay chỉ là những người dân bình thường, tất cả đều tham gia vào cơn cuồng loạn này. _Moo_

Nhận xét

Bài đăng phổ biến