Kịch Dịch: Những điều căn bản nhất

Truyền thuyết nói rằng Kinh Dịch bắt đầu ra đời từ vua Phục Hy, lúc ấy Hoàng Hà có con long mã hiện hình lưng nó có khoáy thành đám, từ một đến chín, vua Phục Hy coi những khoáy đó, mà hiểu được lẽ biến hóa của vũ trụ, mới đem lẽ đó vạch ra thành nét. Đầu tiên vạch một nét liền (tức là vạch lẻ), để làm phù hiệu (tượng trưng) cho khí Dương, và một nét đứt (tức là vạch chẵn), để làm phù hiệu (tượng trưng) cho khí Âm. Hai cái vạch đó gọi là hai Nghi. Trên mỗi nghi thêm một nét nữa, thành ra bốn cái hai vạch, gọi là bốn Tượng. Trên mỗi Tượng lại vạch thêm một vạch nữa, thành ra tám cái ba vạch, gọi là tám Quẻ (tức là quẻ đơn). Sau cùng Phục Hy lại đem quẻ nọ chồng lên quẻ kia, thành ra sáu mươi tư cái sáu vạch, gọi là sáu mươi tư Quẻ (tức là quẻ kép). Từ thời Phục Hy đến cuối nhà Thương Kinh Dịch vẫn chỉ là những vạch liền, vạch đứt, chưa có tên hiệu chữ nghĩa gì cả. Sang tới đầu nhà Chu, Chu Văn Vương mới đem những Quẻ của Phục Hy mà đặt từng tên và diễn thêm lời ở dưới mỗi quẻ để nói về sự lành dữ của cả quẻ, như chữ nguyên hanh lợi tẫn mã chi trinh ở quẻ Khôn v.v… Lời đó gọi là Lời Quẻ (quái từ), hay lời thoán (thoán từ). Rồi sau đó Chu Công tức Cơ Đán (con trai thứ Văn Vương), lại theo số vạch của các quẻ mà chia mỗi quẻ ra làm sáu phần, mỗi phần gọi là một Hào, và dưới mỗi hào đều có thêm một hoặc vài câu, để nói về sự lành dữ của từng hào, như câu Sơ Cửu: tiềm long vật dụng hay câu Cửu Nhị: hiện long tại điền trong quẻ Kiền và câu Sơ Lục lý sương kiên băng chí hay câu Lục Tam: Hàm chương khả trinh trong quẻ Khôn… Lời đó gọi là lời hào (Hào từ) vì phần nhiều nó căn cứ vào hình tượng của các hào, cho nên nó còn gọi là (Lời tượng). Tiếp đến Khổng Tử lại soạn ra sáu thứ nữa, là Thoán truyện, Tượng truyện, Văn ngôn, Hệ từ truyện, Thuyết quái, Tự quái, Tạp quái. Thoán truyện có hai thiên: Thượng Thoán và Hạ Thoán; Tượng truyện có hai thiên: Thượng và Hạ Tượng; Hệ từ cũng có hai thiên: Thượng Hệ và Hạ Hệ; tất cả mười thiên, thường gọi là Thập dực (mười cánh). Sáu thứ đó tuy đều tán cho ý nghĩa Kinh Dịch rộng thêm, nhưng mỗi thứ có một tính cách. Khái luật Trình Di nói: Rất huyền vi là Lý, rất tỏ rõ là Tượng, thể chất và công dụng vẫn là một nguồn, huyền vi và tỏ rõ không hề cách nhau, xem sự hội thông, để thi hành điển lễ của nó, thì Lời không có cái gì không đủ. Cho nên kẻ khéo học dịch, tìm kiếm về Lời, phải tự chỗ gần trước đã. Nếu mà khinh rẻ chỗ gần thì không phải là kẻ biết nói Kinh Dịch. Còn sự do Lời mà biết được Ý thì cốt ở người. Lưỡng Nghi Lưỡng Nghi là khởi nguồn của Kinh Dịch, đó là Âm và Dương, Dương được ghi lại bằng vạch liền (-) còn Âm vạch cách đoạn (–) Tứ Tượng Tượng là dùng hai Nghi chồng lên nhau và đảo chỗ, vì thế được Tứ Tượng: Quẻ đơn Tứ Tượng chỉ có hai vạch chồng lên nhau, người ta chồng tiếp một vạch nữa lên (là có ba vạch). Được tám hình thái khác nhau gọi là Bát Quái (quẻ đơn) Quẻ kép Quẻ kép (còn gọi là trùng quái) là đem những quẻ đơn chồng lên nhau, được sáu mươi tư hình thái khác nhau, đó là Sáu mươi tư quẻ. Nếu có thể người ta chồng hai quẻ kép lên nhau sẽ được 64 x 64 quẻ nữa. Nhưng có lẽ trí tuệ của con người chưa thể hiểu được những Quẻ đó, vì vậy tạm dừng lại ở 64 quẻ kép. Tiêu Diên Thọ có sáng kiến chồng 64 thẻ lên nhau tạo thành 64×64=4096 quẻ (mỗi quẻ mới gồm 12 hào), như thế quá nhiều nên ít ai theo. Cấu trúc khái quát của Kinh Dịch Biểu tượng của kinh dịch được gọi là quẻ. Quẻ là các đường trừu tượng nằm trong tập hợp 64 tổ hợp. Trong mỗi quẻ lại chia thành 6 hào. Chúng được thể hiện dưới dạng các đoạn thẳng nằm ngang. Mỗi hào như thế có thể là đường nét liền (Dương) và đường nét đứt (Âm). Sáu đoạn thẳng này được xếp lên nhau từ dưới lên trên. Như vậy, chúng ta có được 64 tổ hợp của hào ứng với 64 quẻ. Mỗi quẻ là tượng trưng cho một trạng thái, diễn biến có thể xảy ra. Khi gieo quẻ bằng phương thức Kinh Dịch, người ta có thể chọn đúng tĩnh hoặc động. Đó là sự biến đổi từ Âm sang Dương hoặc ngược lại tạo thành một quẻ khác. Do đó, chúng ta sẽ căn cứ vào các thay đổi này nhằm có sự dự đoán những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai. Vì có đến 64 quẻ cùng với việc gieo quẻ sử dụng số ngẫu nhiên nên xác suất đồng nhất hoặc trùng hợp là điều vô cùng hi hữu. Ảnh hưởng tới văn hóa châu Âu Kinh Dịch có ảnh hưởng không giới hạn trong giới học giả Trung Quốc cũng như trong các hoạt động kinh tế – văn hóa, xã hội khác trong suốt lịch sử phát triển của dân tộc này. Người châu Âu biết đến Kinh Dịch tương đối muộn và sự hiểu biết về nó gần như còn rất sơ khai. Tuy nhiên gần đây một số văn, nghệ sĩ cũng như các ban nhạc châu Âu đã sử dụng nó trong các tác phẩm của mình như John Cage, Philip K. Dick, Dead Prez, George Harrison của nhóm Beatles v.v Lợi ích của kinh dịch Cho đến ngày nay, người ta đã công nhận nhiều lợi ích khác nhau mà kinh dịch mang đến cho cuộc sống con người. Kinh Dịch hình thành cho con người những hiểu biết về các quy luật nền tảng của mọi thực thể trong vũ trụ. Nhờ đó, chúng ta có thể nhìn thấy sự đơn giản và rõ ràng của mọi sự việc cho dù hình thức biểu hiện có phức tạp hoặc khác nhau đến đâu đi chăng nữa. Đồng thời, Kinh Dịch còn cho chúng ta hiểu rằng vạn vật trong vũ trụ là liên tục thay đổi. Từ đây, con người biết cách mềm dẻo và linh hoạt trong cuộc sống nhằm giải quyết những tình huống khác nhau một cách êm đẹp. Mặc khác, Kinh Dịch sẽ cho bạn hiểu được những nguyên lý bất biến của sự sống. Đó là yếu tố tạo nên trật tự của cuộc sống mà chúng ta không thể thay đổi. Nhờ đó, bạn sẽ có sự thay đổi linh hoạt nhằm điều chỉnh cho hài hòa mang đến cuộc sống viên mãn hơn. Phổ biến nhất có thể nhắc đến những ứng dụng thiết thực của kinh dịch trong việc xây dựng và kiến thiết nhà cửa. Chẳng hạn, có một cặp vợ chồng nọ trước đây rất yêu thương nhau nhưng kể từ khi chuyển đến căn nhà mới mua thì liên tục xảy ra cãi vã và mâu thuẫn đến mức muốn tiến đến ly hôn. Nhưng nhờ gặp được một người am hiểu về kinh dịch, họ đã tìm ra được căn nguyên của vấn đề. Sở dĩ, gia đình hay xảy ra cự cãi là bởi vì ngôi nhà ấy nằm ở ngay ngã ba có đường đi đâm thẳng vào nhà. Ứng dụng của Kinh Dịch trong xây dựng nhà cửa còn giúp bạn biết cách bố trí sắp xếp lối đi, cửa ra vào, gian bếp, cầu thang, nhà tắm nhằm đảm bảo sự chan hòa yêu thương trong gia đình. Nếu con cái bạn thường không nghe lời và khó dạy bảo thì bạn nên xem lại hướng cầu thang của ngôi nhà mình đang ở. Bên cạnh những ứng dụng về lĩnh vực xây dựng, bố cục nhà cửa thì Kinh Dịch còn mang đến nhiều lợi ích trong vấn đề mồ mã, hôn nhân gia đình và dự báo tương lai. Hệ thống triết học này sẽ mang đến cho bạn một cái nhìn đúng đắn và thấu suốt bản chất thật sự của mọi vấn đề. Kinh Thi không phải là bói toán bởi lẽ nó không quy chụp hay đánh đồng mọi sự việc theo kiểu dân gian như: Dần thân tị hợi tứ hoành xung, Tam tai, Trai Nhâm gái Bính,… Mà trái lại, Kinh Thi sẽ cho bạn thấy được tính khoa học bên trong mọi dự báo, nhận định. Đó chính là lý do mà Kinh Thi trở thành một hệ thống triết học được nhiều bậc Giáo sư, Tiến sĩ đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu và giải mã. Cho đến nay, Kinh Thi vẫn còn là một kho báu đầy tiềm năng mà con người chưa khám phá hết được.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến