Medium Format
Các thông báo gần đây của Fujifilm - GFX 50S và Hasselblad - X1D đã mang về rất nhiều ý kiến theo chiều hướng tốt. Nhất là GFX 50S vì nó có nhiều khả năng là một lựa chọn hợp lý cho người dùng DSLR. Thật khó để không yêu thích máy ảnh Fujifilm vì nó mang lại trải nghiệm sử dụng tuyệt vời cùng với khả năng tinh chỉnh trực tiếp mà các nhiếp ảnh gia luôn đánh giá cao và bên cạnh đó hệ thống màu sắc của Fujifilm cho ra những hình ảnh gợi nhớ lại thời đại của máy ảnh phim, đồng thời giữ lại tất cả những ưu điểm của kỹ thuật số. Trong khi đó, bộ lọc màu X-Trans (CFA) cung cấp một số lợi thế so với Bayer CFAs truyền thống, giảm bớt độ sai màu và độ nhiễu hạt của ảnh do tỷ lệ điểm ảnh màu xanh lá cây nhiều hơn.
Tuy nhiên chất lượng hình ảnh của các máy ảnh tốt nhất của Fujifilm đã bị giới hạn bởi cảm biến kích thước APS-C của họ, đơn giản là ở cùng độ phân giải thì họ không thể thu được nhiều ánh sáng như cảm biến có kích thước lớn hơn. Và nếu bạn có quan tâm các thông tin kỹ thuật thì bạn sẽ biết rằng tổng lượng ánh sáng mà bạn đã chụp được coi là yếu tố lớn nhất quyết định chất lượng hình ảnh.
Điều đó làm cho nhiều người trong chúng ta tự hỏi khi nào Fujifilm sẽ tham gia thị trường máy ảnh full frame (35mm). Tuy nhiên, Fujifilm đã tiến bộ hơn một chút - họ bỏ qua thị trường full-frame đang bão hòa và đã đi thẳng vào thị trường Medium Format trong một hình dạng gọn nhẹ của dòng máy ảnh mirrorless. Điều đó có ý nghĩa đặc biệt khi bạn nhìn lại lịch sử của Fujifilm về dòng máy film Medium Format cùng với kinh nghiệm của họ về việc chế tạo ống kính cỡ trung cho các nhãn hiệu khác.
Và sau cùng thì đây là GFX 50S: Thiết kế và màu sắc nhỏ gõn rất Fujifilm nhưng mang trong mình tất cả các lợi thế của máy ảnh cảm biến lớn hơn. Tuy nhiên bên cạnh tất cả những lời quảng cáo mật ngọt thì tôi nghĩ rằng cá nhân tôi cần phải có một vài trải nghiệm thực tế trước khi quyết định đâu là chiếc máy ảnh sẽ theo chân mình...
Lợi thế về lý thuyết của cảm biến lớn hơn
Những lợi ích tiềm tàng của các cảm biến lớn hơn có thể được chia thành bốn yếu tố: độ nhiễu hạt trong điều kiện ánh sáng kém, dải tương phản động, khả năng tách chủ thể (xóa phông) và độ phân giải. Nhưng phóng to bức ảnh 36MP sau đây ở 100% - bạn có cảm nhận thế nào?
Ảnh trên: ISO 64 trên Nikon D810 mang lại cho tôi hiệu ứng medium format: tỉ lệ nhiễu hạt (độ trong trẻo hình ảnh), cùng với khả năng xóa phông mà tôi chưa thể nhận được ở định dạng medium format, ít nhất là ở tiêu cự này (vì nó yêu cầu một ống kính medium format tương đương khoảng 44mm F2.5, thứ hiện giờ hoàn toàn không có). Độ sắc nét không thể tin được của ống kính này có nghĩa là tôi có thể dùng tốt thậm chí khi chụp ở F2. Ảnh: Rishi Sanyal (Nikon D810 | Sigma 24-35mm @ 35mm F2)
Câu hỏi đặt ra là: GFX 50S mang lại bao nhiêu lợi thế so với những gì máy ảnh full-frame hiện nay đang có?
Hoạt động trong điều kiện thiếu sáng.
Đối với cùng khẩu độ và tốc độ màn trập, cảm biến lớn hơn sẽ nhận được nhiều ánh sáng hơn. Mật độ ánh sáng được chiếu đến trên mỗi đơn vị diện tích là như nhau với cùng 1 ống kính nhưng cảm biến lớn hơn thì có nhiều diện tích hơn và nhận nhiều ánh sáng hơn. Một tấm ảnh được chụp với nhiều ánh sáng hơn thì sẽ ít nhiễu hạt hơn (nhiễu hạt là do ánh sáng chiếu ngẫu nhiên đến mặt phẳng hình ảnh). Bạn càng thu được nhiều ánh sáng, bạn càng giảm bớt những biến động này, dẫn đến một hình ảnh trong trẻo hơn.
Đó là lý do tại sao một máy ảnh full-frame thường cho bạn hình ảnh tốt hơn so với khi chụp bằng điện thoại thông minh. Vì vậy, nếu ánh sáng nhiều hơn có nghĩa là hình ảnh tốt hơn thì đó là một chiến thắng rõ ràng cho GFX 50S, phải không?
Tuy nhiên, các ống kính có sẵn cho định dạng GFX đơn giản không nhanh như các ống kính được cung cấp bởi các đối thủ full frame hiện giờ. Ống kính nhanh nhất theolộ trình GFX của Fujifilm là F2, tương đương với trên full frame là F1.56 (khái niệm về sự tương đương nằm ngoài phạm vi của bài viết này, chúng tôi sẽ có một bài viết chi tiết hơn về việc so sánh khẩu độ giữa full frame và medium format ở 1 topic khác. Chỉ cần nhớ GFX như một trường hợp ngược lại của hệ số crop, ở đây so với full frame là 0,79x). Và hầu hết các ống kính MF hiện tại đều dao động xung quanh F2.8 và F4, tương ứng với F2.2 và F3.2 trên full frame. Điều đó có nghĩa là nếu họ có cùng công nghệ cảm biến thì một máy ảnh full-frame với ống kính F2.2 (hoặc F3.2) cũng sẽ hoạt động tương đương như GFX 50S với F2.8 ( Hoặc F4). Ngay cả khi đã nghĩ đến bộ cảm biến MF 100MP Sony cung cấp trong các máy ảnh Phase One, hệ số crop 0.64x của nó đạt năng suất tốt nhất với ống kính tương đương full-frame F1.3 từ ống kính F2 đã công bố nhưng vẫn không thể đánh bại Canon 85 / f1.2, và hầu như không đánh bại được nhiều ống kính F1.4 có sẵn. Vì vậy, ngay cả khi những ống kính G-mount mới ra mắt đã.
Tuy nhiên, khung hình đầy đủ có thể làm tốt hơn thế này: Các ống kính F1.4 và F1.8 thường có sẵn cho các máy ảnh full-frame, thường là với giá rẻ hơn. Một thấu kính F1.4 chiếu nhiều lần ánh sáng trên một đơn vị diện tích hơn một ống kính F2 và 4x so với ống kính F2.8, đủ để tạo ra diện tích bề mặt cảm biến nhỏ hơn 1.7x của toàn khung.
Điều đó có nghĩa là máy ảnh full-frame có thể thu được lượng ánh sáng bằng hoặc nhiều hơn GFX 50S chỉ bằng cách cung cấp các ống kính có khẩu độ lớn hơn. Nhưng không chỉ vậy ...
Các công ty như Sony đã rót rất nhiều chi phí nghiên cứu và phát triển vào bộ cảm biến full-frame (và những cảm biến nhỏ hơn), và a7R II sử dụng công nghệ BSI làm cho nó hiệu quả hơn cảm biến được sử dụng trong 50S. Theo thông số thiết kế thì bộ cảm biến của a7RII có thể tối ưu hóa lượng ánh sáng chiếu lên nó tốt hơn so với cảm biến medium format – trớ trêu là cảm biến MF này cũng được làm bởi Sony - trong G50S (hoặc Pentax 645Z, hoặc Hasselblad X1D). Điều này làm cho a7RII về khả năng giảm nhiễu có thể sánh ngang với bộ cảm biến lớn hơn trong GFX (và Pentax 645Z cũng như Hasselblad X1D) ngay cả khi cùng thông số tốc độ và khẩu độ.
Vì vậy, nếu chúng ta so sánh một cách công bằng, hãy đoán xem điều gì sẽ xảy ra khi bạn mở khẩu độ trên a7R II lên một con số f mà hiện tại chưa có trên bất kì hệ thống MF nào? Bạn đúng rồi đấy: bạn sẽ có khả năng chụp thiếu sáng trên full frame tốt hơn MF. Woahh!!
Dải tương phản động
Mặc dù cùng thông số khẩu độ và tốc độ màn trập thì cảm biến lớn hơn sẽ nhận được nhiều ánh sáng hơn nhưng nhìn chung nó đều sẽ nhận được cùng một lượng ánh sáng trên một đơn vị diện tích. Hầu hết cảm biến trong cùng một thế hệ đều có dung sai tương tự nhau đối với lượng ánh sáng nhận được trên một đơn vị diện tích. Nhưng một cảm biến lớn hơn có nhiều khu vực cảm biến hơn cho mỗi cảnh chụp, do đó có thể nhận được tổng lượng sáng nhiều hơn trước khi đóng màn trập. Điều đó có nghĩa là đối với cùng một quá trình phơi sáng thì cảm biến sẽ nhận được thông tin ở những phần tối nhiều hơn (nơi mà độ nhiễu hạt là thước đo giới hạn của dải tương phản động). Và logic tương tự như việc chụp thiếu sáng cũng được áp dụng ở đây: lượng sáng tổng thể nhiều hơn đồng nghĩa với ít nhiễu hạt hơn, vùng tối nhiều chi tiết hơn và dải tương phản rộng hơn.
Thế nghĩa là một chiến thắng khác rõ ràng cho cảm biến lớn GFX đúng không? Thực tế thì không đâu. Bởi vì có ai đó đổ rất nhiều R&D (Research & Develope) vào cảm biến Nikon D810 (xu hướng này có vẻ quen thuộc nhỉ?) Cho nó một khả năng nhỉnh hơn bất kì cảm biến nào cho đến hiện tại: ISO 64. Ở cảm biến của D810 mỗi điểm ảnh có thể giữ được lượng điện nhiều hơn trước khi ngắt mạch, điều này nghĩa là nó có thể chịu được thời gian phơi sáng dài hơn ở ISO 64, đủ dài để có thể thu giữ lượng ánh sáng ngang với cảm biến GFX 50S khi chụp ở ISO 100.
'OK nhưng không công bằng khi so sánh ISO 64 với ISO 100!'
OK, thực ra còn 1 câu chuyện nho nhỏ nữa: ISO 64 đòi hỏi độ phơi sáng nhiều hơn ISO 100, nghĩa là khẩu độ lớn hơn hoặc thời gian phơi sáng dài hơn. Nhưng người ta có thể tranh luận rằng trong những hoàn cảnh mà bạn quan tâm đến dải tương phản động - tức là các cảnh tương phản cao - bạn thường không quan tâm đến việc giới hạn ánh sáng, và có thể dễ dàng cho máy ảnh ánh sáng càng nhiều càng tốt. Có thể bạn đang dùng chân máy hoặc sử dụng đèn rời và cũng có thể hiện trường có quá nhiều ánh sáng hay là bạn đang sử dụng mức ISO gần hoặc bằng mức ISO thấp nhất, vì vậy bạn không gặp vấn đề khi thêm 2/3 EV bằng cách mở khẩu độ hoặc tăng tốc độ chụp 1 chút.
Nhưng nếu bạn đang ở trong một tình huống ánh sáng giới hạn cùng với độ tương phản đủ cao và bạn quan tâm đến dải tương phản động (phải đủ chi tiết cho vùng sáng và vùng tối), lúc này GFX 50S sẽ có ưu thế ở đây. Nhưng cá nhân tôi thấy rằng đó chỉ là những trường hợp cá biệt, hầu hết các trường hợp yêu cầu ISO cao hơn thì không nhiều và lúc đó mọi người quan tâm đến khả năng khử nhiễu nói chung chứ không phải là dải tương phản động (vì các cảnh có độ sáng thấp thường có độ tương phản thấp hơn). Và nếu đó là tất cả những gì bạn quan tâm thì a7RII như đã nêu trên kia chính là một ứng viên tốt.
Nhưng phải thừa nhận là nếu bạn muốn cả dải tương phản động của D810, và khả năng khử nhiễu khi chụp ảnh thiếu sáng của a7R II thì GFX có thể chính là lựa chọn dành cho bạn.
Độ sâu trường ảnh.
Như chúng ta đã tính toán trong phần “Hoạt động trong điều kiện thiếu sáng” ở trên, ống kính nhanh nhất trên lộ trình của Fujifilm có độ mở tương đương với f1.6 trên full frame, nhưng hiện tại hầu hết các ống kính medium format hiện chỉ có khẩu độ tương đương f2.2 hoặc chậm hơn. So sánh với full frame hiện nay có ống kính f1.4 và hơn nữa là f1.2 nên bạn thực sự có thể làm nổi bật chủ thể nhiều hơn và xóa nền mờ hơn so với medium format.
Và ý kiến cho rằng “định dạng (cảm biến) lớn hơn thì sẽ méo hơn bởi vì bạn sử dụng lens có tiêu cự dài hơn cho cùng một khung nhìn” là hoàn toàn sai. Đối với cùng giá trị tương đương khẩu độ / tiêu cự thì hoàn toàn không có khác biệt. Độ méo chỉ khác nhau dựa trên khoảng cách từ máy ảnh đến đối tượng và khoảng cách từ đối tượng đến nền. Hoàn toàn không liên quan đến định dạng cảm biến.
Như các bạn có thể thấy ở trên, 46mm F2.8 trên APS-C tương đương với 70mm F4.3 trên ful frame - có nghĩa là hai bức ảnh ở trên nên hầu như giống hệt nhau. Và tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể xóa nhiều phông hơn trên full-frame, ví dụ như chụp tại khẩu độ f2.8 hoặc hơn nữa.
Điều này là một điểm trừ cho medium format vì trong hệ thống sản phẩm của Fujifilm cũng như những hệ thống MF khác chỉ có những ống kính ở f2, f2.8 và một vài ống kính f4. Tương đương với f1.6, f2.2 và f3.2 trên fullframe.
Nếu không có ống kính khẩu lớn hơn thì không không có lí do gì để lựa chọn medium format cho việc xóa phông tách chủ thể. Nếu bạn là một fan cuồng của bokeh thì fullframe có lẽ chính là điểm dừng cho bạn.
Kết luận
À thì sau cùng cũng có một vài tin tốt. ….. trên lí thuyết là vậy.
Nếu bạn có hai bộ cảm biến có kích thước khác nhau với cùng số pixel, thì cảm biến nhỏ hơn sẽ đòi hỏi nhiều hơn trên ống kính của nó. Sản xuất ống kính lớn hơn cũng dễ dàng hơn một chút, vì dung sai tương đối có thể chấp nhận được, mặc dù có sự khác biệt tuyệt đối lớn hơn.
Vì vậy nếu bạn đang tìm kiếm độ phân giải thực 50MP cùng độ chi tiết trên toàn khung, bạn sẽ có nhiều khả năng nhận được nó ở GFX 50S hơn là với bộ cảm biến tương đương 50MP trên full-frame, chỉ đơn giản là vì thực tế của thiết kế ống kính. Như đã nói, chúng tôi đã được cho biết rằng một số thiết kế ống kính full-frame mới ra được thiết kế chuẩn bị cho cảm biến từ 80 đến 100MP. Và với những màn trình diễn ấn tượng mà chúng tôi thực tế quan sát từ một số ống kính full frame từ các nhà sản xuất khác nhau thì chúng tôi hoàn toàn đồng ý về điều này. Chúng tôi đã được xem một vài file ảnh có độ phân giải 50MP chụp bằng 5DS R gắn chung với các ống kính có chất lượng cực cao và thực tế ở mức khẩu độ tương đương F5.6-6.2 chúng tôi không thấy được sự nổi trội cụ thể của medium format so với full frame. Các bạn có thể xem qua hình ảnh dưới đây để tự mình xác thực.
Ảnh trên: Hình ảnh Canon 5DS R 50MP, được chụp bằng ống kính Sigma 24-35mm F2 ở F2. Ở khẩu độ tương đương F2 trên full frame thì hình ảnh này sẽ không thể chụp được trên Fujifilm GFX 50S nếu không có ống kính 44mm F2.5, và ống kính này hiện tại vẫn chưa xuất hiện cũng như không nằm trong lộ trình của Fujifilm. Ảnh: Rishi Sanyal
Nói theo một cách khác: nếu bạn cảm thấy ấn tượng với độ phân giải 50MP full-frame của 5DSR tại F2 như hình ảnh trên kia thì bạn có cần một độ phân giải medium format 50MP? Hay là bạn còn muốn nhiều hơn 50MP để có thể xóa phông nhiều hơn vì trên thực tế hầu như không có ống kính tương đương F2 nào cung cấp được cho bạn khả năng tách chủ thể và bokeh như bạn thấy trên tấm ảnh chụp từ full-frame trên kia.
Chỉ có chính bạn trả lời được bản thân mình cần gì và muốn gì, nhưng thực tế vật lý là vật lý, các cảm biến lớn hơn luôn luôn ăn đứt các cảm biến nhỏ với cùng một ống kính tương đương. Và đây là lĩnh vực mà chúng ta mong đợi nhất sẽ thấy được lợi thế của hệ thống Fujifilm, đặc biệt là theo thời gian khi chúng tôi tiếp cận 100MP và hơn thế nữa. Có thể dễ dàng hơn khi chiếc lens fix F1.8 kết hợp với GFX 50S để giải quyết vấn đề F1.4 trên một chiếc 5DS R khi cả hai hệ thống được mở rộng, nhưng đó có thể sẽ là một câu chuyện khác vì sự kết hợp này chắc chắn là một mối nhân duyên đắt đỏ. (thậm chí còn đắt hơn nếu Fujifilm tạo ra ống kính fix có độ mở lớn hơn F1.8)
Còn gì nữa nhỉ?
Vẫn còn hứng thú về Fujifilm GFX 50S và Hasselblad X1D? Tôi nghĩ là vẫn ổn đấy. Vì với Fujifilm bạn có được hệ thống màu sắc và trải nghiệm sử dụng tuyệt vời trong một body nhỏ gọn.Tuy nhiên cũng phải nhớ rằng bạn hoàn toàn có thể tinh chỉnh màu sắc với hệ thống file RAW và hơn nữa phải nhớ rằng một ống kính fix F1.8 là những gì GFX 50S thực sự cần để so sánh ngang với ống kính fix F1.4 trên full-frame về độ méo ảnh và về độ sâu trường ảnh. Và đó là trước khi bạn xem xét các công nghệ tiên tiến mà chúng ta đã thấy ở các cảm biến full-frame và các cảm biến nhỏ hơn khác, điều mà chưa xuất hiện trên bất kì cảm biến định dạng medium format nào. Ví dụ, những tiến bộ này đã cho phép Nikon D810 dải tương phản động của Pentax 645Z ở ISO thấp và bộ cảm biến BSI của a7RII cho hiệu năng hoạt động ở điều kiện thiếu sáng tương đương với GFX 50S.
Có điều như tôi đã nói, vật lý là vật lý. Đối với cùng một giá trị tương đương ở khẩu độ và độ phân giải đầu cuối, chúng tôi mong đợi medium format có thể có một chút nổi bật ở độ phân giải, nhờ vào yêu cầu thấp hơn về khả năng của ống kính. Tuy nhiên ngoài mức độ lợi thế này, đặc biệt là với một số tiến bộ to lớn mà chúng ta đã thấy trong các thiết kế ống kính gần đây, tôi không quá ngạc nhiên về độ chi tiết khi so sánh song song file ảnh 50MP và 42MP chụp trên 5DSR và a7RII cùng những lens fix chất lượng cao.
Dĩ nhiên, khi medium format phát triển thì mọi thứ sẽ dần vào quỹ đạo. Nhưng điều này sẽ đòi hỏi phát triển cả công nghệ chip đồng thời với việc ra mắt những ống kính có khẩu độ lớn hơn. Ít nhất là ngang với các ống kính của hệ thống fullframe hiện tại. Có một điều đáng để hy vọng chính là việc những tin đồn gần đây về một vài ống kính fullframe hiện tại, ví dụ ống kính Zeiss Otus đã thực sự có thể bao phủ đủ lớn cho ít nhất một cảm biến hình vuông trên định dạng MF mới của Fujifilm. Điều đó sẽ giúp bạn có được một ống kính F1.1 chất lượng cao trên GFX 50S. Thật sự rất hay đúng không? (ý là nếu bạn có thể lấy nét được, hệ thống lấy nét của GFX ngay cả với lens chính hãng cũng khá chậm và không thông minh cho lắm). Nhưng nếu ngày càng nhiều ống kính full-frame có thể bao phủ cảm biến GFX 50S thì chúng ta có thể thực sự được trải nghiẹm những lợi ích của định dạng cảm biến lớn hơn mặc dù các ống kính MF chính hãng mới thật sự là điềuchúng ta cần.
Ngoài ra thì lợi thế có thể sẽ bị lép vế so với những bất lợi: cân nặng, giá tiền và khả năng lấy nét kém. Đồng thời GFX 50S cũng đã giảm bớt một vài lợi thế về khử nhiễu và màu sắc mà hệ thống X-Trans của họ đã từng trình diễn trước đó..
Chúng tôi hi vọng rằng với những so sánh tương đương thì bạn đã có những cảm tưởng riêng về các khác biệt lớn nhỏ có thể có. Điều này có thể ít nhiều tiết kiệm cho bạn trước khi đưa ra một quyết định cụ thể.
Sưu tầm,
Nhận xét
Đăng nhận xét