TIỂU LÝ PHI ĐAO LỆ BẤT HƯ PHÁT
TIỂU LÝ PHI ĐAO
LỆ BẤT HƯ PHÁT
⚜️⚜️⚜️⚜️⚜️⚜️⚜️⚜️
Lần này chúng ta sẽ không bàn về chuyện tình cảm của Lý Thám Hoa nữa, cuộc tình tay ba đó bữa giờ chúng ta thảo luận cũng nhiều rồi, tranh cãi cũng không ít, hôm nay tạm quên đi Lâm Thi Âm và Long Tiêu Vân đi nhé!
Lần này, chúng ta sẽ bàn về khía cạnh khác của Lý Thám Hoa, về CON NGƯỜI và PHI ĐAO của tiểu Lý nhé!
Tại sao lại phải bàn về cả hai thứ đó cùng lúc?
Bởi vì Tiểu Lý có thể trở thành “huyền thoại” một phần nhờ ngọn Phi đao đó, và Phi Đao có thể trở thành “huyền thoại” một phần cũng vì tính cách của con người Lý Thám Hoa.
♦️Người ta gọi chàng là Lý Thám Hoa, vậy tên thật của chàng là gì? Không ai biết, hai chữ “Thám Hoa” vốn đại diện cho tài hoa kinh thế diễm tuyệt của chàng. “Nhất môn thất tiến sĩ, phụ tử tam Thám Hoa”, chàng có thể gọi là một thế gia công tử, gia môn hiển hách, hai câu đối ngoài cổng Lý Viên đó không phải là sự tự phụ, kiêu ngạo, mà đó là cả một sự kính ngưỡng lẫn ngậm ngùi! Cả một gia tộc mang truyền thống hiếu học, Lý Thám Hoa từ nhỏ đã mang kỳ vọng của gia môn, nhưng sau khi Lý đại công tử dừng bước ở Thám Hoa, Lý tiểu công tử là chàng, với trách nhiệm nặng nề hơn, lại cũng chỉ dừng bước ở vị trí thứ ba ấy. Đúng là mệnh ta do trời, không do ta. Sau khi Lý lão gia qua đời, Lý đại công tử cũng muồn phiền lâm bệnh, chàng cũng thoái chí từ quan, dấn thân giang hồ.
♦️Người ta gọi chàng là Lý Tầm Hoan, đó cũng chẳng phải tên thật của chàng. Hai chữ “Tầm Hoan” vốn chỉ một phần tính cách của chàng, phong lưu, hào sảng. chàng dám yêu, dám hận, không cưỡng cầu! có thể nhiều người cho rằng diều này là không đúng, nhưng ad lại nghĩ khác, chẳng cần phải làm nguỵ quân tử, chỉ cần không thẹn với lòng, không lỗi với tha nhân, thì phong lưu có gì là xấu, (mà biết đâu, cũng nhờ vốn phong lưu mà chàng mới có thể thắng được sức cám dỗ của Lâm Tiên Nhi thì sao? Cái này sẽ dành bàn thảo trong 1 chủ đề riêng nhé 😎😎 )
Một người vừa học thức, vừa tài hoa, đa mưu túc trí, lại có chút “xấu xa” nhưng lại tràn đầy bao dung, tha thứ. Như chính chàng cũng từng nói với Kinh Vô Mệnh : “người nhường ta một, ta trả lại ba”
Một con người như thế, mới xứng đáng với phi đao huyền thoại, một ngọn phi đao khiến cả quỷ thần khiếp sợ.
Nói về phi đao của Lý Tầm Hoan, giang hồ thường dành mười sáu chữ :
TIỂU LÝ THẦN ĐAO
QUÁN TUYỆT THIÊN HẠ
XUẤT THỦ NHẤT ĐAO
LỆ BẤT HƯ PHÁT
Bốn chữ “lệ bất hư phát” đó, không đơn giản chỉ là không trượt, nếu chỉ có thế thì không thể nào trở thành “thần đao”, nếu chỉ có thế, phi đao của Tiểu Lý không thể nào “quán tuyệt thiên hạ” được. Bốn chữ đó còn có nghĩa là, phi đao một khi xuất ra, người chưa đáng chết tuyệt sẽ không chêt, người phải chết tuyệt không sống sót.
Tính cho đến trận đấu với Thượng Quan Bang Chủ, hơn hai mươi năm hành tẩu giang hồ, Lý Thám Hoa chinh chiến hơn ba tram trận lớn nhỏ, lại mới chỉ xuất xuất đao đối với gần tám mươi người, trong đó lại chỉ có khoảng 50 người thực sự chết dưới ngọn tiểu đao đó.
Luyện đao không khó, dụng đao sát nhân cũng không khó, bởi đao vốn được sinh ra là để sát nhân, nhưng có thể đưa đao lên cảnh giới “thần” đã không dễ, dụng đao “độ nhân” lại càng không có mấy ai. Cho nên phi đao của Lý Thám Hoa không thể phát bừa bãi, thậm chí ngay trong trận đấu với Quách Tung Dương, Lý Thám Hoa cũng không hề phát đao.
Phi Đao chỉ phát để cứu người cần cứu.
Phi Đao chỉ phát để giết kẻ phải giết.
Một khi đã phát. Lệ bất hư phát.
Bá Hiểu Sinh có thể là một kẻ không xa gì, nhưng Binh Khí Phổ cả y lại không phải không ra gì, cái nhìn của y về vũ khí giang hồ lại tuyệt đối chính xác.
Trong Binh Khí Phổ của của y, Tiểu Lý Phi Đao của Lý Tầm Hoan vốn xếp dưới Long Phụng Song Hoàn của Thượng Quan Kim Hồng. Cái đó tịnh không sai.
Kinh Vô Mệnh là người duy nhất chứng kiến trận đấu của Lý Tầm Hoan và Thượng Quang Bang Chủ, y cũng chắc chắn võ công của Thượng Quan Bang Chủ cao hơn Lý Tầm Hoan, nên y vẫn không hiểu rốt cuộc vì sao Lý Tầm Hoan lại thắng, còn Thượng Quan Bang Chủ lại chết!
Truyện của Cổ Tiên sinh có rât nhiều trận đấu như thế. Kẻ sống sót chưa chắc đã là kẻ mạnh hơn, người đã chết chưa chắc võ công đã kém hơn.
- Nhưng Diệp Cô Thành có thể vì muốn “thành toàn” mà xá mạng dưới kiếm của Tây Môn Xuy Tuyết.
- Yến Thập Tam có thể vì muốn ngăn chặn “tuyệt diệt” mà chết dưới kiếm Tạ Hiểu Phong.
- Tiết Địch Anh có thể vì muốn “binh giải” mà chết dưới kiếm của Liễu Khinh Hầu.
Vậy còn lần nay? Lý do là gì? Tại sao Lý Tầm Hoan lại thắng?
Phải nhiều năm sau đó, Kinh Vô Mệnh mới có thể nghiền ngẫm ra nguyen nhân chân chính trong đó.
Lý Tầm Hoan có thể giết chết được Thượng Quan Kim Hồng không phải bởi võ công cao hơn mà bởi vì lòng tin.
Lòng tin vào cái thiện sẽ chiến thắng cái ái, lòng tin vào công lý sẽ trường tồn.
Lý Tầm Hoan chiến đấu không phải vì muốn giết người, mỗi việc chàng làm đều có thể tự vấn lương tâm, không thẹn với trời, không thẹn với tha nhân.
Ngọn phi đao đó, một khi phát ra là vì công lý, vì lẽ phải, cho nên chàng đã thắng.
Vì thế ngọn phi đao đó đã đi vào huyền thoại.
TIỂU LÝ PHI ĐAO – LỆ BẤT HƯ PHÁT.
⚜️⚜️⚜️⚜️⚜️⚜️⚜️
AD : #tuỳ_phong
P/S : tuy trong hình là Lý Tầm Hoan đang khắc tượng người thương nhưng mà vẫn không được bàn về cuộc tình của chàng nhé mọi người! :) chúc mọi người cuối tuần dzui dẻ.
Nhận xét
Đăng nhận xét