Chợ Đời
Chợ Đời
anh em có ra chợ bán rau, mở quán phở, hay làm cái xưởng nhỏ đến cái công ty thật to, hoặc đơn giản là ngồi văn phòng 8 tiếng, cuối tháng lãnh lương, thì tất cả đều là ‘Value Exchange’ - trao đổi giá trị.
chợ đời, dù trên hình thức nào, nó đều là trao đổi giá trị qua lại với nhau. tôi có giá trị A, anh có giá trị B, chúng ta đồng thuận trao đổi với nhau.
xin nhắc lại là ‘đồng thuận’, chứ không ai ép ai phải trao đổi cả,
cả chuyện tình cảm, yêu vì tình, hay yêu vì tiền, tất cả đều là value exchange, mà value ở đây có thể là cảm xúc, tinh thần, do đối phương mang lại. tôi có tiền, em có tình, chúng ta trao đổi.
cho nên, thứ mang ra trao đổi không nhất thiết phải hữu hình (cầm nắm được), mà có thể là vô hình (cảm xúc và tâm tưởng).
tôi giúp anh A một ít tiền (có thể gọi là từ thiện), dù anh A không trả lại giá trị nào cụ thể, nhưng cái giá trị tôi đang tìm kiếm là sự công nhận, và… giá trị được làm người tốt. Nên bản chất vẫn là trao đổi, nếu bên trong tôi có động cơ trao đổi đó.
anh chị em nắm cơ chế chưa,
chợ đời, dù như thế nào, dù hình thức vi tế đến cỡ nào, nó đều là sự trao đổi giá trị.
nó không xấu, không tốt, chỉ đơn giản,
tôi có A, anh có B, chúng ta đến với nhau.
ok, bây giờ trở lại việc anh em đi làm, nếu anh em luôn giữ tâm thế trên value exchange trong đầu thì chuyện đi làm công nó sẽ trở nên hoàn toàn khác hẳn.
công ty không trả lương 8 tiếng mỗi ngày,
mà công ty đang trả trên ‘giá trị’ mà 8 tiếng anh em đang mang lại.
đó là tại sao, cùng vị trí, có người lãnh tiền cao hơn người kia tận 30-50%, thậm chí là gấp đôi, vì giá trị người đó luôn cao hơn trung bình cả phòng rất xa.
1. cho nên, muốn có thêm tiền, thì phải tăng value của mình lên.
2. muốn tăng value mình lên, thì không thể chờ sếp nhắc, hôm nay phải làm cái này, mai phải làm cái kia. Phải chủ động tự quản việc, không chờ nhắc, cung cấp đúng value và nhiều hơn khi có thể.
3. đã là chợ đời, thì công ty hay ngoài chợ đều giống nhau về bản chất. Người ta mua tô phở thì anh em phải nấu cho nhanh, đưa ra to phở xứng đáng với số tiền người ta bỏ ra, không ngon là người ta bye. Chứ không ai ngồi nghe, sáng nay anh em đã cực khổ dậy sớm nấu nước lèo như thế nào, hay công sức làm thịt mệt làm sao, cái người ta cần là tô phở chất lượng. done
4. đi làm cũng thế, anh em có gì ở nhà, chuyện tình cảm ra sao, có chuyện gì đi nữa, dù cố châm chước lắm thì anh em vẫn phải hoàn thành tốt công việc và cung cấp giá trị đúng với thoả thuận ban đầu với cty.
5. đã là trao đổi giá trị, anh em có quyền ngưng trao đổi (nghỉ làm), đi giao dịch với nơi nào phù hợp và trả giá đúng với giá trị anh em đang cung cấp.
6. đừng than tại sao mình làm hoài mà không có tiền, mà hãy trách là tại sao mình không tăng giá trị mình lên!
7. công ty thay đổi là bình thường, nhưng giá trị mình không tăng theo thời gian thì có nghĩa mình đang đi lùi… vì ở chợ đời luôn có những làn sóng mới với giá trị tương tự mà giá thấp hơn rất nhiều.
8. nếu sau 35 tuổi, mà anh em chưa hiểu rõ giá trị của mình thế nào, để đem gì ra chợ đời trao đổi ra sao thì lợi thế cạnh tranh của anh em vô cùng thấp và bấp bênh !
9. value tăng đến từ việc anh em làm nhiều (+ cải tiến) trong công việc,
value tăng vì anh em đi học thêm ngoài giờ làm việc, để mở rộng nhóm kỹ năng và trải nghiệm của mình lên.
chứ cứ làm nhiêu đó việc mà đòi tăng value thì không thế !
10. hôm nay công ty không có gì làm hay ít việc thì nên lo từ từ, chứ đừng có mừng. Vì nó không giúp cho việc mình tăng value.
11. đã là nơi trao đổi value, dù bán cá hay bán chất xám, thì không có tình cảm ở đây, đúng giá trị mà trả tiền thôi.
12. hay nói cách khác, Đừng đưa cảm xúc vào chợ đời nhiều quá, người ta thích hay ghét anh em không quá quan trọng, cốt lõi là giá trị mang lại của anh em ở đây là gì.
13. có cô thư ký của chú giám đốc, chẳng làm gì, mà nhận lương bằng trưởng phòng. Thật ra là ‘có làm gì’ đấy, nhưng giá trị trao đổi giữa cô ấy và giám đốc, anh em không thấy rõ hết mà thôi. Nên vẫn là value exchange.
14. trước tôi quản trị, có nhận 2 đứa vào ngồi chơi, vì là con của các sếp to trên ấy ấy, nhận vào để cho hồ sơ các cháu đẹp tý, dù cả ngày đi chơi, nhưng đổi lại, giấy tờ cty kẹt cái mà hú các bác là xong ngay ! nên vẫn là trao đổi giá trị.
ok, chốt lại, đừng biến mình thành nạn nhân hay đi làm với tâm lý nạn nhân (phải-đi-làm), nhất là đi làm công, không ai ép anh em cả. Cho nên, đã đi làm, thì hãy luôn tăng giá trị mình lên để nhận lại giá trị tương xứng. (có thể là tiền nhiều, hoặc là tiền vừa phải + sự công nhận)
tập thể thao cũng là tăng giá trị bản thân,
học thêm ngoại ngữ cũng vậy,
học thêm nghề mới cũng là tăng thêm giá trị,
sống đàng hoàng tử tế thì tăng giá trị kinh hoàng,
…
luôn học hỏi, luôn tu sửa, luôn chủ động làm việc, luôn cải tiến, luôn lắng nghe, biết cám ơn, biết xin lỗi,… thì giá trị anh em sẽ tăng với cấp số nhân.
khi đó, dù bước đi đâu thì người ta sẽ đi săn anh em… chứ không phải kiểu anh em đi năn nỉ người ta nữa.
Cheers
Bác 7B
——
Hình của Marco
Nhận xét
Đăng nhận xét