Thiền

thiền 1. thiền là gì? gì cũng là thiền. 2. thiền cần nhắm mắt? nhắm mắt hay mở mắt đều thiền được. 3. vậy tại sao đa phần phương pháp đều nhắm mắt? nhắm mắt thì thấy cảnh bên trong, còn mở mắt thì thấy cảnh cả ngoài lẫn trong, 4. có bắt buộc phải ngồi mới thiền được? không bắt buộc, các oai nghi khác như đi, đứng, nằm, ngồi đều thiền được, hoặc ngồi làm việc, nấu cơm, lau nhà, rửa chén vẫn thiền được. 5. vậy tại sao phải tách ra riêng, việc ngồi yên và nhắm mắt lại để thiền? vì ngồi yên lại thì các giác quan khác tạm yên, tạm tắt, sẽ dễ tập trung hơn. 5b. có thể giải thích rõ hơn? nếu nhà mình mở nhạc giao hưởng nhẹ nhàng, mình lắng nghe rõ ràng từng nốt nhạc, rồi nhà kế bên hát karaoke mở loa to, thêm nhà đối diện tập đánh trống, nhà chéo mình thì mở nhạc rock. quá nhiều tạp âm thì mình không nghe rõ nhạc nhà mình đang mở nữa. 6. vậy nhắm mắt là cách âm 3 nhà kia? có thể hiểu như vậy, ngồi yên nhắm nhẹ mắt có thể hiểu là một phương pháp cách âm. khi mình di chuyển thì tổ hợp các giác quan khác hoạt động nhiều hơn, cho nên khả năng quan sát bị loãng ra. khi ngồi yên, quan sát cái ý trong đầu dễ hơn, còn vừa làm này làm kia, tay chân vận động, thì cái quan sát cái ý trong đầu nó bớt nhạy lại. 7. vậy thiền mở mắt hoặc thiền trong sinh hoạt thường ngày, sẽ khó hơn chỉ ngồi yên để thiền? không hẳn, mỗi cái có cái khó khác nhau, tuỳ trường hợp và tuỳ người, vì ngay cả khi nhắm mắt, cảnh trong tâm vẫn nhộn nhịp như đang mở mắt, 8. vậy tóm lại, thiền để làm gì? không làm gì cả, không tìm kiếm gì cả, không thành tựu gì cả, 9. nếu không được gì hết, thì thiền để làm gì? thật ra thì, không làm gì lại là làm, không được gì lại là được. 9b. có thể nói rõ hơn? khi tâm ý mình còn rác, còn phóng dật, còn nhiều tạp niệm, thì 10 câu mình nói ra, thì liệu có bao nhiêu câu là rác, bao nhiêu câu làm cho nghiệp lực nó nặng nề thêm, và bao nhiêu câu thực sự có ích. trong 10 việc ta làm, có bao nhiêu việc là trong sáng, vô tâm, bao nhiêu việc là do tham sân dẫn dắt, nên đôi lúc không nói, hay không làm gì, lại là làm, lại là được. hoặc có thể hiểu, nếu không làm nó tốt lên, thì cũng đừng làm nó tệ đi, đa phần cách chúng ta phản ứng mỗi ngày đều làm dòng nhân quả của chính chúng ta tệ đi mỗi ngày. 10. vậy là thiền, là để nhân quả ta tốt hơn? có thể hiểu tạm như vậy, để thấy rõ chuyện mình làm, mình nói, do tâm gì dẫn dắt. 11. nhưng xét về vòng tròn duyên sinh duyên diệt, thì dù làm thiện, gieo thiện nghiệp, thì vẫn sẽ có mặt lại ở các cuộc đời tiếp theo, vẫn thọ khổ đúng không? đúng, 12. vậy làm thiện vẫn kẹt? đúng 13. vậy thì làm thiện với thiền làm gì nữa? làm thiện, đúng là vẫn kẹt, nhưng nó là tấm vé để không còn tạo nhân thiện và nhân ác nữa. 14. còn xuất gia là con đường giải thoát duy nhất? không, giải thoát hay ràng buộc là do tâm ý giải thoát, chứ không phải do hình tướng bên ngoài. 15. vậy xuất gia làm gì, sống đời bình thường cũng được mà? hai người ôn bài thi đại học, một người ngồi trong căn phòng yên tĩnh thì việc học sẽ tập trung và hiệu quả hơn, còn một người ngồi trong căn phòng đầy tiếng ồn, hoặc vừa ôn bài, vừa làm chuyện khác nữa thì sẽ khó tập trung ôn bài hơn. 16. vậy nghĩa là, xuất gia để tập trung tốt hơn? có thể tạm hiểu như vậy, nhưng đôi lúc trong một căn phòng yên tĩnh, thuận lợi, người đó vẫn không chịu học bài. 17. vậy sống đời thường vẫn giác ngộ? nếu người đó chịu học bài và làm bài, dù điều kiện học và môi trường học không được thuận lợi lắm. nhưng do môi trường khó học hơn mà vẫn học được thì tốt nghiệp lại dễ hơn. nên rất khó nói, xuất thế hay hiệp thế cái nào tốt hơn, tuỳ duyên từng người. 18. người ta thiền để đạt đến ‘vô ngã’ hay về cái biết trong sáng? có thể, nhưng đa phần vô ngã là một cái ngã mới, và cái biết là một cái tôi mới, “tôi là cái biết” là một cái ngã mới 19. người ta diễn giải, thiền là, mình trở thành người quan sát, người chứng kiến, người ghi nhận, không phản ứng, là đúng không? có thể, nhưng do lý trí và bản ngã rất lưu manh, nên khái niệm ‘người quan sát’ là một cái tưởng mới của lý trí, của một cái tôi vi tế. 20. vậy làm sao để phân biệt mình đang thiền đúng hướng? nhiều cách, nhưng cách kiểm tra hay nhất là, càng thiền mà càng sống hài hoà với mọi thứ đang diễn ra trong cuộc đời thì có thể đúng hướng rồi, còn càng thiền mà tâm càng chống đối, càng ức chế, càng phân biệt, thì nên xem lại. 21. thiền thế nào để có niết bàn? xin hỏi ngược lại, bạn hiểu niết bàn thế nào? niết bàn là trạng thái vắng mặt của phiền não, sự vắng mặt của tham sân si, vậy theo định nghĩa đó thì đa phần chúng ta ai cũng có niết bàn vài lúc trong ngày, 22. làm sao có thể? vì không ai ngồi khóc và đau khổ cả ngày hay 24/7 được, sẽ có lúc, khổ không có mặt, phiền não không có mặt, lúc đó là đang niết bàn. 23. vậy tu và thiền làm gì cho cực thế? đôi lúc, cố tu, cố thiền, lại làm cho niết bàn khó hiển lộ hơn. giống như, đôi lúc, chạy cùng trên một con đường, mà có khúc trời mưa tối âm u, nhưng qua cái ngã tư thì trời nắng lại… vậy do nắng lúc có, lúc không? thật ra trời vẫn nắng ngay lúc đó, nhưng do khúc mây nhiều và khúc mây thưa, hoặc không có mây, thì nắng chiếu khác nhau. 24. vậy người ta tu để dẹp bớt mây đi? không hẳn, chỉ có bản ngã mới muốn dẹp mây đi, cho nên, đa phần, càng tu càng thiền, càng khổ hơn là như thế. Cheers Bác 7B ——- Hình của pere peri

Nhận xét

Bài đăng phổ biến