Phạm Tuân
Phạm Tuân sinh ngày 14 tháng 2 năm 1947 tại xã Quốc Tuấn, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Ông đi bộ đội, được tuyển vào binh chủng Không quân Nhân dân Việt Nam năm 1965, tốt nghiệp Trường phi công quân sự ở Liên Xô năm 1967 và trở thành sĩ quan lái máy bay chiến đấu của Trung đoàn Không quân Sao Đỏ, tham gia chiến đấu bảo vệ vùng trời Miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Giữa năm 1972, ông là một trong 12 phi công được chọn để đào tạo lái tiêm kích bay đêm, chuẩn bị cho việc đánh B-52 (tiêm kích bay đêm yêu cầu kỹ thuật cao hơn nhiều so với lái tiêm kích ban ngày).
Vào đêm 27 tháng 12 năm 1972, theo tài liệu lịch sử chính thức của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông bắn rơi một máy bay B-52 của Mỹ, trở thành người đầu tiên bắn hạ được loại máy bay này từ trên không và trở về an toàn, nếu không kể một phi công khác tên là Vũ Đình Rạng đã bắn trúng máy bay B-52 của không quân Mỹ vào ngày 20/11/1971 (tuy nhiên Rạng chỉ phóng 1 tên lửa nên chiếc B-52 không rơi ngay mà chỉ hỏng nặng và vẫn cố hạ cánh được xuống sân bay, nhưng vì hỏng quá nặng nên không sửa được và bị tháo dỡ, coi như là bị tiêu diệt).
Tài liệu này nói rằng, chiếc MiG-21FM của Phạm Tuân cất cánh hồi 22 giờ 16 phút đêm 27 tháng 12 năm 1972 từ sân bay dã chiến Yên Bái, theo chiến thuật "đi thấp kéo cao" nhằm tránh radar của máy bay địch. Sau khi dẫn đường mặt đất thông báo cách phi đội địch 8–9 km, Phạm Tuân kéo cao rồi tăng tốc máy bay, dùng tốc độ cao để bất ngờ bay vọt qua hai tốp F-4 hộ tống, khiến những chiếc F-4 không kịp phản ứng. Sau khi vọt qua đội F-4 hộ tống, ông tiếp cận hai chiếc B-52, khi còn cách B-52 khoảng 4 km, dẫn đường mặt đất ra lệnh bắn, nhưng Phạm Tuân chờ thêm mấy giây để tiếp cận gần hơn rồi mới bắn. Chiếc MiG-21 cũng tắt radar và các thiết bị liên lạc để B-52 không phát hiện ra là đang bị áp sát. Ông bắn rơi một chiếc trên vùng trời phía tây Hà Nội bằng 2 quả tên lửa không đối không NHK-8-9-1-2, rồi trở về hạ cánh xuống sân bay Yên Bái..
Phạm Tuân kể rằng: Do B-52 trang bị nhiều mồi nhiệt làm nhiễu đầu dò tên lửa nên ông đã cố gắng áp sát B-52 ở cự ly 2–3 km rồi mới phóng tên lửa (dù tầm bắn của tên lửa là 8 km), ở cự ly này tên lửa chỉ mất 2-3 giây để tới mục tiêu nên chiếc B-52 sẽ không kịp thả mồi nhiễu. Rút kinh nghiệm từ vụ của Vũ Đình Rạng (chỉ phóng 1 quả tên lửa thì không đủ để hạ tại chỗ B-52) nên ông đã phóng liền cả hai tên lửa vào mục tiêu, không giữ lại tên lửa dự phòng. Sau khi bắn, Phạm Tuân giảm tốc, kéo máy bay lên cao và lật ngửa máy bay để thoát ly thì nhìn thấy chiếc B-52 nổ, sau đó máy bay bay lao vượt qua phía trên điểm nổ. Tuy nhiên do động tác kéo cao-thoát ly cấp tốc này nên máy ảnh phía mũi chiếc MiG-21 đã không thể chụp lại khoảnh khắc đó làm tư liệu.
Một số nguồn tài liệu Hoa Kỳ cho rằng tên lửa của ông đã bắn trượt, chiếc B-52 đã trúng tên lửa SA-2 rồi nổ trên không trung, khiến Phạm Tuân nghĩ rằng tên lửa của ông đã phá hủy mục tiêu. Nhưng nếu phân tích, điều này là rất khó xảy ra. Thời gian từ khi phóng tên lửa tới khi thoát ly của Phạm Tuân chỉ kéo dài 4-5 giây. Trong khoảng thời gian chỉ tích tắc đó, rất khó có chuyện trùng hợp tới mức chiếc B-52 vừa thoát khỏi tên lửa từ MiG lại bị trúng ngay SA-2 từ mặt đất phóng lên.
Do thành tích này, ngay sáng hôm sau (tức sáng 28/12) ông đã được đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi điện khen. Ông được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam ngày 3 tháng 9 (1973)
với thành tích xuất sắc như vậy Phạm Tuân đã chứng minh cho thế giới biết về một dân tộc Việt Nam anh hùng, một dân tộc không chịu khuất phục trước khó khăn thiếu thốn.Từ trước đến nay, bao giờ cũng vậy, Việt Nam chúng ta luôn thất thế, nhưng với lối đánh linh hoạt, lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, quyết đánh quyết thắng, mưu trí sáng tạo đãlàm cho bao các mước lớn phải khiếp sợ, năm lần bảy lượt cúp đuôi chạy khỏi Việt Nam.
Một lần nữa yếu tố con người lại được nhắc đến. Phát huy tốt đa năng lực vũ khí, làm cho cả thế giới phải ngỡ ngàng
Nhận xét
Đăng nhận xét