Tử kính
#TQDN
Ấn tượng về Lỗ Túc đối với nhiều người đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa có lẽ là việc thường bị Khổng Minh chơi khăm. Thế nhưng câu hỏi lớn nhất là Lỗ Túc bị lừa nhiều lần như thế, tại sao Tôn Quyền vẫn cứ để Túc đại diện mình ra quyết định?
Nếu để ý kỹ thì La Quán Trung xây dựng hình tượng Lỗ Túc gần như đối lập với Chu Du. Du nhỏ nhen đố kỵ, Túc rộng rãi phóng khoáng; Du lắm mưu nhiều kế, Túc thẳng thắn thực thà; Du am hiểu dụng binh đánh trận, Túc đảm nhận chính trị ngoại giao. Một cứng rắn một mềm mỏng, một sáng một tối, một trong một ngoài, tưởng chừng như xung khắc nhưng lại tương sinh tương hỗ, biến hóa lẫn nhau, xảo diệu vô cùng.
Kỳ thực, Công Cẩn và Tử Kính chỉ đang đóng vai cớm tốt, cớm xấu: một người chủ trương liên minh Tôn – Lưu, một người lại làm khó làm dễ để đạt lấy lợi ích lớn nhất trong liên minh này. Cho nên dù năm lần bảy lượt “bị dắt mũi”, Tử Kính vẫn cứ là kẻ thay mặt Tôn Quyền, Chu Du ra những quyết định quan trọng đối với cả hai phe.
Người làm chính trị không thể quá thật thà, càng không nói tới ngây thơ. Lỗ Túc sở dĩ có thể thành thành thật thật làm một quân tử ngây thơ, bởi vì phía sau ông đã có một Chu Du bình bình thản thản nhận lấy vai diễn của một chân tiểu nhân xú danh muôn đời. Duy chỉ có bá nghiệp của Tôn Quyền thì ngày một bay cao trên đôi cánh của hai kẻ này…
… cho đến ngày…
… … họ không còn nữa…
#TT
Nhận xét
Đăng nhận xét