Quảng Trường Đỏ
“Người Nga đã khôi phục những ngày kỷ niệm của Liên bang Xô Viết như thế nào ?
Nguồn: Hoài niệm Liên Xô
Cách đây 27 năm, ngày 7-11-1990, tại Quảng trường Đỏ, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Mười Nga. Đây là Lễ kỷ niệm Cách mạng thánh Mười cuối củng của Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết được tổ chức quy mô với cuộc duyệt binh lớn tại Quảng trường Đỏ. Năm 1991, đã diễn ra một cuộc khủng hoảng địa chính trị có tính toàn cầu: Đảng Cộng sản Liên Xô tuyên bố tự giải tán, Liên Xô, trung tâm của khối xã hội chủ nghĩa, đối thủ chính trị - quân sự lớn nhất của Mỹ và phương Tây sụp đổ.
1- Mười lăm năm đợi chờ.
Trong nhiều năm sau đó, với lệnh của Boris Yeltsin cấm Đảng Cộng sản Nga hoạt động, việc tổ chức kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga ở Nga tưởng chừng như vĩnh viễn đi vào quên lãng. Ngay cả ở Sankt Petersburg (trước đó là Leningrad), người ta cũng chỉ dám tổ chức những cuộc mít tinh nho nhỏ. Những di tích tiêu biểu của Cách mạng tháng Mười Nga cũng bị quên lãng. Con tàu Aurora (Rạng Đông) đã nổ phát đại bác đầu tiên vào Cung điện mùa Đông, là một trong các biểu tượng của Cách mạng tháng Mười bị bỏ hoang, hoen rỉ và suýt nữa bị bán cho nước ngoài làm… đồng nát. Điện Smonyi, chỉ huy sở của Cách mạng tháng Mười bị đấu giá làm khách sạn, nhà hàng.
Tại nước Nga, các thế lực cánh hữu liên tục đòi đưa thi hài Lenin đi hỏa thiêu và phá bỏ Lăng Lenin. Bảo tàng Lenin trung ương tại Moskva và các phân viện của nó bị giải thể. Các hiện vật được đưa đến Bảo tàng Lịch sử trung ương Nga và Bảo tàng trung ương Quân đội Nga. Tượng đài Lenin và các di tích, biểu tượng có liên quan đến Cách mạng tháng Mười, đến Liên bang Xô Viết bị phá hoại ở nhiều nơi. Quốc ca Liên Xô bị thay bằng một bản nhạc không lời có thời Sa hoàng Nikolai đệ nhị. Bọn cực hữu cũng yêu cầu chính quyền Nga tháo bỏ những ngôi sao đỏ đã tồn tại nhiều thế kỷ trên những ngọn tháp ở Điện Krmlin và thay vào đó bằng các chữ thập giá. Tuy nhiên, chính quyền Nga đã kịp thời quyết định giữ lại hầu hết các ngôi sao đó. Có thể nói, tại nước Nga, các nước cộng hòa từng thuộc Liên Xô và các nước từng theo chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu đã diễn ra một cuộc “trả thù chính trị” rộng khắp và hết sức khốc liệt.
Ngay cả bức tượng Hồ Chí Minh ở trung tâm Moskva, công trình biểu tượng cho tình hữu nghị Xô – Việt trước đây và Việt – Nga ngày nay cũng không nằm ngoài tầm ngắm của bọn cực hữu ở Nga. May mắn thay, nhờ có sự kiên định của Germann Titov, nhà du hành vũ trụ thứ hai của thế giới, Anh hùng Liên Xô, Anh hùng Việt Nam, Chủ tịch Hội hữu nghị Xô – Việt, người bạn lớn của nhân dân Việt Nam và các đồng chí của ông cùng những người dân Nga yêu mến Việt Nam, yêu mến Hồ Chí Minh, tượng đài Bác Hồ ở Moskva đã được bảo toàn nguyên vẹn.
Sau gần 2 năm khó khăn trước sự cấm đoán của chính quyền Nga dưới thời Boris Yeltsin, Đảng Cộng sản Liên bang Nga được thành lập lại ngày 14-2-1993, được cấp phép hoạt động và bắt đầu cuộc đấu tranh nghị trường. Từ đó, những người Cộng sản Nga dưới sự lãnh đạo của Tổng bí thư Gennady Andreyevich Zyuganov đã liên tục hoạt động không mệt mỏi để giữ lại những biểu tượng và di tích của Liên Xô, trong đó có những biểu tượng, di tích có liên quan đến Cách mạng tháng Mười Nga. Thành công lớn nhất của những người Cộng sản và những người cánh tả ở Nga là giữ lại được lăng Lenin và thi hài Vladimir Ilich Lenin. Một số di tích, biểu tượng quan trọng khác của Liên Xô đã được bảo tồn, đặc biệt là các di tích, biểu tượng của cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Bọn cách hữu không dấm động đến những di tích, biểu tượng này vì đó là những biểu tượng của linh hồn 27 triệu quân và dân Liên Xô đã hy sinh trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Dưới thời Boris Yeltsin, trước sức ép của những người Cộng sản, những người cánh tả và những người theo chủ nghĩa dân tộc Nga, chính quyền Nga buộc phải tổ chức kỷ niệm Ngày Chiến thắng phát xít Đức 9-5 hàng năm nhưng với quy mô khiêm tốn. Chính quyền Nga khi đó cũng cho phép tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động 1-5 những không cho diễu hành trên Quảng trường Đỏ. Những ngày kỷ niệm khác liên quan đến Liên Xô, đến Cách mạng tháng Mười, kể cả ngày Quân đội và Hải quân Liên Xô vẫn bị cấm.
2- Ánh sáng từ thế kỷ XXI.
Ngày 31-12-1999, Boris Yeltsin bất ngờ từ chức. Theo hiến pháp, Boris Yeltsin chỉ định Vladimir Vladimirovich Putin khi đó đang giữ chức vụ Thủ tướng Nga làm quyền tổng thống, trở thành vị tổng thống thứ hai của nhà nước Liên bang Nga. Sự chỉ định của Boris Yeltsin được cả Duma Quốc gia Nga (hạ viện) và Hội đồng Liên bang Nga (thượng viện), khi đó do những người Cộng sản và cánh tả chiếm đa số thông qua. Trong cuộc bầu cử tổng thống Nga được tổ chức ngày 26-3-2000, Vladimir Vladimirovich Putin đã giành số phiếu áp đảo và thắng cử ngay từ vòng đầu tiên.
Vladimir Putin vốn là trung tá KGB, là Đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô và đến nay vẫn giữ thẻ Đảng làm kỷ niệm. Ông không ủng hộ việc xóa bỏ quá khứ Liên bang Xô viết ra khỏi lịch sử nước Nga, vốn là chính sách trước kia của Boris Yeltsin nhằm mục đích chính là đối phó với các đối thủ chính trị của ông ta. Vladimir Putin đã nêu rõ lập trường của mình rằng Liên Xô trước kia là một phần quan trọng trong lịch sử Nga và những di sản của Liên Xô có một ảnh hưởng lớn trên việc hình thành xã hội Nga hiện đại. Vì thế, Vladimir Putin đã đưa một số biểu tượng thời Xô Viết đã quay trở lại nước Nga, như lá cờ đỏ của Hồng quân, tiêu ngữ “Ngôi sao Xô Viết”, và Quốc ca Liên Xô (được viết lời mới nhưng giữ nguyên phần nhạc), tất cả những thứ đó đã tạo được ấn tượng tốt với đa số dân chúng Nga. Trả lời những người chỉ trích các hành động đó, Vladimir Putin đã đưa ra lý lẽ rằng ông là tổng thống của mọi người Nga, gồm cả những người về hưu đã mất mọi thứ cùng với sự chuyển tiếp thời hậu Xô viết, những người vẫn trung thành với những biểu tượng của quá khứ.
Không chỉ làm những việc có tính biểu tượng, Vladimir Putin đã lệnh cho chính phủ Nga phải thu xếp tài chính để tăng lương cho những người lao động, tăng trợ cấp cho những người về hưu dưới thời Xô Viết, các cựu chiến binh Liên Xô và Nga. Ông cũng quốc hữu hóa hao tập đoàn công nghiệp dầu khí lớn nhất của Nga là Gazprom và Yukos, bắt bỏ tù Berezovsky, Gusinsky và Khodokovsky, truy nã Abramovich, những kẻ ăn cắp tài sản quốc gia với khối lượng cực lớn và siêu trốn thuế dưới triều đại Boris Yeltsin. Ông tăng cường quốc phòng và an ninh. Chỉ sau 16 năm cầm quyền với sự đồng lòng của nhân dân các dân tộc Nga, Vladimir Putin và các cộng sự trung thành với ông đã đưa nước Nga thoát khỏi cuộc siêu khủng hoảng, trở lại vị trí một cường quốc hàng đầu thế giới.
Khỏi phải nói rằng Mỹ và phương Tây cùng với những người Nga cánh hữu thân Mỹ và phương Tây lo ngại như thế nào trước những chính sách của Vladimir Putin và sự trỗi dậy của nước Nga. Trước đây, nếu như Trung Quốc phải mất đến 30 năm gian khổ, chịu nhẫn nhục trước Mỹ và phương Tây để phát triển kinh tế xã hội mà cho đến giờ vẫn còn ngổn ngang hậu họa thì nước Nga chỉ cần một nửa thời gian như vậy dưới “triều đại” Vladimir Putin để phục hồi. Nhiều kẻ chống cộng cực đoan, những phần tử bài Nga đã la lên rằng Vladimir Putin đang khôi phục Liên bang Xô Viết. Bộ máy truyền thông Mỹ và phương Tây không ngớt đưa ra những thông tin xuyên tạc, bịa đặt về nước Nga và Vladimir Putin, vẽ lên hình ảnh nước Nga như một con ngoáo ộp để hù dọa các nước Châu Âu. Trong nhiệm kỳ thứ ba của Vladimir Putin (sau “nhiệm kỳ đệm” của Dmitri Medvedev), Mỹ và phương Tây công khai thách thức Nga, gây ra cuộc đảo chính Maidan ở Ukraina, “đốt lửa” bên sườn Nga, cấm vận Nga vì Nga đã sáp nhập Crimea .v.v…
3- Hãy làm những gì mà kẻ thù bác bỏ và sợ hãi.
Đó là quy luật thông thường của cả chính trị và quân sự. Mỹ và phương Tây càng hoảng sợ trước sự phục hồi của những biểu tượng của chủ nghĩa xã hội bao nhiêu thì Vladimir Putin càng kien trì khôi phục những biểu tượng đó bấy nhiêu. Tuy nhiên, Tổng thống Nga đã rất khéo léo để Mỹ và phương Tây cũng như cánh hữu ở Nga không có cớ cáo buộc ông khôi phục chủ nghĩa cộng sản. Và ông đã chọn một cột mốc vững chắc. Đó là “CHIẾN THẮNG CỦA LIÊN XÔ TRƯỚC PHÁT XÍT”. Đây là điều mà ngay cả chính Mỹ và phương Tây không có cách gì bác bỏ. Bởi cho đến hiện nay và mãy mãi về sau, chủ nghĩa phát xít là kẻ thù của nhân loại. Mỹ và phương Tây chỉ có thể là giàm ý nghĩa chiến thắng của Liên Xô rồi dần dần làm cho người ta quên đi chứ không thể phủ nhận. Bởi pohur nhận điều đó thì Mỹ và phương Tây đã phủ nhận chính mình và thừa nhận sự tồn tại về chính trị và đạo đức của chủ nghĩa phát xít. Bộ máy truyền thông Mỹ và phương Tây suốt ba phần tư thế kỷ qua luôn cố gắng tự tô vẽ cho mình và hạ thấp uy tín của Liên Xô. Nhưng riêng vấn đề ai thắng ai trong Chiến tranh thế giới thứ haithif chúng không dám đụng đến.
Ngày 9-5-2005, thế giới lần đầu tiên được chứng kiến một Lễ kỷ niệm 60 năm ngày chiến thắng phát xít Đức được tổ chức ngày 9-5-2005 với quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Hàng nghìn cựu chiến binh từ thời Chiến tranh vệ quốc vĩ đại còn sống ở Nga và các nước Cộng hòa của Liên Xô cũ đã được ngồi trên những chiếc ô tô GAZ-AA. Loại xe mà họ vẫn sử dụng thời dó để diễu qua Quảng trường Đỏ. Với danh nghĩa kỷ niệm Chiến thắng chủ nghĩa phát xít chứ không kỷ niêm Liên Xô, các biểu tượng từ thời Xô Viết như cờ đỏ búa liềm, di ảnh Valdimir Ilich Lenin, Ngôi sao cận vệ Xô Viết… đã công khai được trưng ra ngay trước mũi các nhà ngoại giao Mỹ và phương Tây, những người luôn nơm nớp lo sợ chủ nghĩa cộng sản và chỉ muốn ngay lập tức xóa bỏ những biểu tượng đó.
Đến năm 2010, một Lễ kỷ niệm Ngày chiến thắng 9-5 còn lớn hơn thế nữa đã được tổ chức. Lần này, với cương vị Tổng thống kế nhiệm Vladimir Putin, Dmitri Medvedev đã mới đến dự lễ tại Quảng trường Đỏ Thủ tướng Đức, Thủ tướng Pháp, Thủ tướng Anh, Thủ tướng Ý, Ngoại trưởng Mỹ, Tổng bí thư-Chủ tịch Trung Quốc, Vua Tây Ban Nha và lãnh đạo nhiều nước trên thế giới. Quân đội một số nước từng là đồng minh của Liên Xô như Mỹ, Anh, Pháp, Ba Lan, Czeck, Trung Quốc cũng được mời tham gia duyệt binh. Và một lần nữa, những biểu tượng của chủ nghĩa cộng sản, của Liên bang Xô Viết lại một lần nữa ngạo nghễ tung bay trước các nhà lãnh đạo Châu Âu. Đến những năm 2011-2015, khi Mỹ và phương Tây bắt đầu có thái độ thù địch với Nga, thời kỳ ấm áp giữa Nga và Mỹ - phương Tây chấm dứt với hai điểm nóng ở Ukraina và Syria như chúng ta đã biết.
Tuy nhiên, việc khôi phục những ngày kỷ niệm khác khó khăn hơn nhiều. Năm 2006 là một dấu mốc mới. Cuối tháng 10 năm 2006, Đảng Cộng sản Nga, thông qua Đảng bộ Moskva và các cựu chiến binh Liên Xô đề nghị chính quyền thành phố cho họ được tổ chức mít tinh, diễu hành trên Quảng trường Đỏ ngày 7-11-1941. Lý do được đưa ra là để kỷ niệm Cách mạng tháng Mười. Điện Kremlin bác bỏ ngay lập tức lý do đó nhưng gợi ý những người tổ chức nên nhằm vào kỷ niệm một sự kiện quan trọng khác cũng diễn ra vào ngày 7-11 nhưng là năm 1941. Đó là ngày diễn ra cuộc duyệt binh huyền thoại trên Quảng trường Đỏ trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Đó cũng là ngày mà lãnh tụ I. V. Stalin phát lệnh phản công ở ngoại ô Moskva, đánh tan hơn 1 triệu quân phát xít Đức xâm lược. Thực ra đó là cách “ẩn” việc kỷ niệm Cách mạng tháng Mười sau một sự kiện lớn khác diexn ra cùng ngày, cách nhau 24 năm. Những người tổ chức cuộc diễu hành đồng ý. Điện Kremlin lệnh cho Quân khu Moskva hỗ trợ cho họ về phương tiện, quân trang, binh sĩ, quân nhạc nhưng yêu cầu chính quyền Moskva không đứng ra tổ chức mà chỉ hỗ trợ sau lưng. Pháp nhân tổ chức chính thức là Hội cựu chiến binh Liên Xô – Nga giờ đây đã được hợp nhất. Và cuộc diễu binh, diễu hành đầu tiên kỷ niệm Cách mạng tháng Mưới lần đầu tiên sau khi Liên Xô sụp đổ đã dược tổ chức thành công.
Đến năm 2011, Lễ kỷ niệm cuộc duyệt binh huyền thoại được công nhận là một ngày lễ chính thức của thành phố Moskva. Chính quyền thành phố và Quân khu Moskva được Điện Kremlin giao tổ chức buổi lễ này. Năm nay, Lễ kỷ niệm đó lại diễn ra rất hoành tráng ngày 7-11-2016 như các bạn đã biết.
Và một ngày lễ quan trọng khác của Quân đội và Hải quân Liên Xô trước đây cũng như Quân dội Nga ngày nay cũng được Điện Kremlin giải quyết bằng một biện pháp khéo léo không kém. Só là Kremlin không thể kỷ niệm ngày truyền thống của Hồng Quân, nhưng cũng không thể lấy ngày kỷ niệm thành lập quân đội Nga Sa hoàng làm ngày thành lập Quân đội Nga hiện nay. Bởi vì trên thực tế, quân đội Nga hiejn nay kế thừa toàn bộ gia sản và di sản truyền thống từ Quân đội và Hải quân Liên Xô.Để tháo gỡ, Điện Kremlin đã tìm một cái tên khác để đặt cho ngày 23-2 vốn là ngày Quân đội và Hải quân Liên Xô. Đó là “Ngày của những người bảo vệ Tổ Quốc”. Trong ngày lễ kỷ niệm 90 năm chiến thắng quân bạch vệ Yudenick gần đầu tiên được tổ chức vào 23-2-2008, Tổng thống Nga V. V. Putin đã nói: “Có một nghề ngiệp đặc biệt, đó là nghề Bảo vệ Tổ Quốc”. Ngoài ra, nhiều ngày kỷ niệm khác cũng được “hóa trang” bằng cách thức tương tự.
Thế đấy, những người Nga chân chính vẫn tìm mọi cách đê nhớ lại quá khứ vinh quang đầy tự hào của mình bằng những giải pháp hài hòa về cả đối nội và đối ngoại. Trong lịch sử Nga có vị trí và vai trò to lớn của Liên Xô, một trong những thời kỳ huy hoàng nhất của lịch sử Nga hiện đại. Và ngay cả trong thời kỳ Liên bang Xô Viết, người Liên Xô nói chung và người Nga nói riêng cũng cực kỳ tôn trọng và phát huy những giá trị nghê thuật quân sự của Aleksandr Nevsky, của Dmitri Donskoy, của Aleksandr Suvorov, của Mikhail Kutuzov; Về khoa học của Mikhail Lomonosov, về nghệ thuật văn chương của Pushkin, của Legmontov; về hội họa của Levitan, về âm nhạc của Pyotr Traikovsky .v.v… Chính việc khôi phục những biểu tượng truyền thống ấy đã tiếp thêm sức mạnh cho người dân Nga, dân tộc Nga vươn dậy từ đống đổ nát do thảm họa chính trị 1991 gây ra.
Với việc kỷ niệm ngày 7-11-2016 và những ngày kỷ niệm khác, người ta có thể nhân thấy: nước Nga không thể chết vì Cách mạng xã hội chủ nghĩa thành công trọn vẹn đầu tiên ở Nga. Kỷ niệm Cách mạng tháng Mười sẽ còn mãi bởi Cách mạng tháng Mười là một phần quan trọng của lịch sử dân tộc Nga. Đó chính là niềm tự hào của những người cộng sản trên thế giới ngày nay mà cũng là điều mà những thế lực bài Nga, chống cộng điên cuồng tức tối và lo sợ nhất.
Hà Nội, ngày 7-11-2016.
Nhận xét
Đăng nhận xét