Thủy Kính tiên sinh biết trước Lưu Bị sẽ thất bại vẫn nhất quyết tiến cử Gia Cát Lượng: Tại sao lại như vậy?

Thủy Kính tiên sinh biết trước Lưu Bị sẽ thất bại vẫn nhất quyết tiến cử Gia Cát Lượng: Tại sao lại như vậy? Thứ nhất, Thủy Kính trân trọng nhà Hán. Thủy Kính tiên sinh là một nho sĩ chân chính. Ông là danh sĩ có tài kinh bang tế thế, học rộng tài cao, thậm chí còn từng mong muốn có thể dùng cái tài của mình để phục vụ nhà Hán. Thế nhưng, trước tình cảnh đất nước bị chia cắt, thiên hạ loạn lạc, ông đành chọn một cuộc sống mai danh ẩn tích. Chính vì vậy, khi nhắc đến nhà Hán, Thủy Kính luôn có tình cảm đặc biệt cùng sự tiếc nuối. Thủy Kính không muốn chứng kiến cảnh nhà Hán sụp đổ, dù biết điều này là không thể tránh khỏi. Do đó, ông nhất quyết tiến cử Gia Cát Lượng, một nhân tài trẻ tuổi và tiềm năng cho Lưu Bị, người đang có chí hướng phục hưng Hán thất. Theo quan điểm của Thủy Kính, việc đề cử Gia Cát Lượng phò tá Lưu Bị là việc làm đúng đắn. Thứ hai, Gia Cát Lượng có hoài bão lớn. Gia Cát Lượng tuy sống ở Long Trung nhưng cũng không phải là người thờ ơ với việc thế sự. Theo Thủy Kính, người này tuổi còn trẻ, có hoài bão muốn đóng góp và ổn định thiên hạ. Chính vì Thủy Kính tiên sinh biết rõ nội tâm của Gia Cát Lượng nên mới cố ý nhắc đến "Ngọa Long" để thu hút Lưu Bị. Sau khi phân tích điểm yếu của quân Lưu Bị, vị danh sĩ này còn đặc biệt tiến cử Gia Cát Lượng. Thủy Kính cũng nhìn thấu việc Gia Cát Lượng sẽ lựa chọn phò tá Lưu Bị, thay vì chọn Tào Tháo hay Tôn Quyền. Rõ ràng cuộc đấu trí giữa các quân sư, quân chủ trên bàn cờ chính trị hỗn loạn trong Tam Quốc rất căng thẳng. Chiến thắng đôi khi cũng có chút nhờ may rủi. Do đó, dù biết trước kết cục của Thục Hán, nhưng Thủy Kính tiên sinh vẫn nhất quyết tiến cử Gia Cát Lượng cho Lưu Bị.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến