VALENTINE TRẮNG
14/03/15: Ngày số Pi trăm năm mới có một lần
Ai cũng biết hôm nay là Valentine trắng, dịp mà các chàng trai tặng quà đáp lễ cho nửa kia của mình sau khi được nhận sô cô la vào ngày 14/02. Nhưng ngoài ra, 14/03 còn mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt khác: đó là ngày số Pi – ngày vinh danh một trong những con số vĩ đại nhất trong lịch sử toán học.
Năm nay, ngày số Pi sẽ trở nên đặc biệt hơn bao giờ hết khi đồng hồ điểm 9 giờ 26 phút 53 giây. Khi đó nếu ghép các số liệu thời gian theo thứ tự tháng, ngày, 2 số cuối cùng của năm, giờ, phút, giây ta sẽ được: 3,141592653. Đây chẳng phải là giá trị gần đúng của số Pi hay sao?
Ngược dòng lịch sử, ta sẽ thấy trong mọi nền văn hóa, số Pi luôn chiếm một vị trí vô cùng đặc biệt. Từ Hy Lạp cổ đại cho tới Ai Cập, Babylon, Trung Quốc, ở đâu các nhà toán học đại tài cũng đều mong muốn tìm ra giá trị thật của Pi (hằng số biểu thị tỉ số giữa chu vi của đường tròn và đường kính).
Người đầu tiên tính ra gần đúng giá trị của π là Ác-si-mét người Hy Lạp (287 – 222 TCN) sau khi sử dụng hình vẽ đa giác có tới 96 cạnh. Kết quả của ông là 3,1419.
Ở Trung Quốc, vào thời Ngụy Tấn (khoảng năm 263), nhà toán học Lưu Huy đã chỉ ra được giá trị của π là 3,1416 - một giá trị gần đúng với ngày nay. Đến thời Nam - Bắc Triều (khoảng năm 480), nhà khoa học Tổ Xung Chi đã tìm ra số π = 355/113 hay giá trị của π nằm trong khoảng từ 3,1415926 đến 3,1415927. Đây là số π chính xác nhất trong vòng 900 năm sau đó.
Tổ Xung Chi, nhà khoa học tính ra gần đúng nhất với giá trị của số Pi ngày nay
Tục lệ kỷ niệm ngày số Pi bắt đầu ra đời tại San Francisco Exploratorium vào năm 1988 theo ý tưởng của Larry Shaw. Nhân viên của Exploratorium và công chúng sẽ cùng nhau tập trung trong sự kiện này, diễu hành rồi sau đó cùng nhau ăn những chiếc bánh trái cây. Kể từ đó, nhiều người bắt đầu coi “Ngày số Pi” như một ngày lễ kỉ niệm đáng nhớ thường niên. Đặc biệt, ngày số Pi cũng chính là sinh nhật của thiên tài khoa học Albert Einstein người Đức.
Theo trí thức trẻ
Ai cũng biết hôm nay là Valentine trắng, dịp mà các chàng trai tặng quà đáp lễ cho nửa kia của mình sau khi được nhận sô cô la vào ngày 14/02. Nhưng ngoài ra, 14/03 còn mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt khác: đó là ngày số Pi – ngày vinh danh một trong những con số vĩ đại nhất trong lịch sử toán học.
Năm nay, ngày số Pi sẽ trở nên đặc biệt hơn bao giờ hết khi đồng hồ điểm 9 giờ 26 phút 53 giây. Khi đó nếu ghép các số liệu thời gian theo thứ tự tháng, ngày, 2 số cuối cùng của năm, giờ, phút, giây ta sẽ được: 3,141592653. Đây chẳng phải là giá trị gần đúng của số Pi hay sao?
Ngược dòng lịch sử, ta sẽ thấy trong mọi nền văn hóa, số Pi luôn chiếm một vị trí vô cùng đặc biệt. Từ Hy Lạp cổ đại cho tới Ai Cập, Babylon, Trung Quốc, ở đâu các nhà toán học đại tài cũng đều mong muốn tìm ra giá trị thật của Pi (hằng số biểu thị tỉ số giữa chu vi của đường tròn và đường kính).
Người đầu tiên tính ra gần đúng giá trị của π là Ác-si-mét người Hy Lạp (287 – 222 TCN) sau khi sử dụng hình vẽ đa giác có tới 96 cạnh. Kết quả của ông là 3,1419.
Ở Trung Quốc, vào thời Ngụy Tấn (khoảng năm 263), nhà toán học Lưu Huy đã chỉ ra được giá trị của π là 3,1416 - một giá trị gần đúng với ngày nay. Đến thời Nam - Bắc Triều (khoảng năm 480), nhà khoa học Tổ Xung Chi đã tìm ra số π = 355/113 hay giá trị của π nằm trong khoảng từ 3,1415926 đến 3,1415927. Đây là số π chính xác nhất trong vòng 900 năm sau đó.
Tổ Xung Chi, nhà khoa học tính ra gần đúng nhất với giá trị của số Pi ngày nay
Tục lệ kỷ niệm ngày số Pi bắt đầu ra đời tại San Francisco Exploratorium vào năm 1988 theo ý tưởng của Larry Shaw. Nhân viên của Exploratorium và công chúng sẽ cùng nhau tập trung trong sự kiện này, diễu hành rồi sau đó cùng nhau ăn những chiếc bánh trái cây. Kể từ đó, nhiều người bắt đầu coi “Ngày số Pi” như một ngày lễ kỉ niệm đáng nhớ thường niên. Đặc biệt, ngày số Pi cũng chính là sinh nhật của thiên tài khoa học Albert Einstein người Đức.
Theo trí thức trẻ
Nhận xét
Đăng nhận xét