Thủ bản bỏ túi - các yếu tố căn bản làm chủ máy ảnh
Giải thích thủ bản này, chúng ta nhắc lại với nhau các điều cơ bản nhất khi bắt đầu cầm máy ảnh:
Độ mở rộng hoặc thu nhỏ của các lá khẩu trong ống kính còn được gọi là “khẩu độ”, có tác động trực tiếp đến lượng ánh sáng đi vào cảm quang (hoặc bề mặt phim gắn trong máy ảnh đối với máy ảnh chụp bằng phim). Việc thiết đặt tốc độ màn trập có tác động đến thời lượng để ánh sáng đến được cảm quang (hoặc bề mặt phim đối với máy ảnh chụp bằng phim).
Có thể hình dung đơn giản hơn với hai tình huống sau: nếu với một thiết đặt tốc độ màn trập máy ảnh nhanh, thì cần một lượng ánh sáng nhiều, và để có lượng sáng nhiều thì cần khẩu độ mở lớn. Ngược lại, nếu tốc độ màn trập máy ảnh chậm, thì khẩu độ khép nhỏ hơn. Một biến số khác tác động đến việc cân bằng mức độ phơi sáng là ISO, dựa theo độ nhạy sáng của cảm quang hoặc của phim bên trong máy ảnh.
Trong "thủ bản", tốc độ màn trập thông thường: 1s - 1/2s - 1/4s - 1/8s - 1/15s - 1/30s - 1/60s - 1/125s - 1/250s - 1/500s - 1/1000s - 1/2000s. Tuỳ theo hoàn cảnh ánh sáng thực tế, bạn chọn tốc độ màn trập phù hợp ý đồ chụp như gợi ý tham khảo trong hình thủ bản.
Hình chụp tốc độ màn trập châm, ảnh mờ nhoè
- Tốc độ màn trập
- Khẩu độ (độ mở) ống kính
- ISO
- Thước đo sáng của máy ảnh số
- Điểm mạnh trong bố cục căn bản
Độ mở rộng hoặc thu nhỏ của các lá khẩu trong ống kính còn được gọi là “khẩu độ”, có tác động trực tiếp đến lượng ánh sáng đi vào cảm quang (hoặc bề mặt phim gắn trong máy ảnh đối với máy ảnh chụp bằng phim). Việc thiết đặt tốc độ màn trập có tác động đến thời lượng để ánh sáng đến được cảm quang (hoặc bề mặt phim đối với máy ảnh chụp bằng phim).
Có thể hình dung đơn giản hơn với hai tình huống sau: nếu với một thiết đặt tốc độ màn trập máy ảnh nhanh, thì cần một lượng ánh sáng nhiều, và để có lượng sáng nhiều thì cần khẩu độ mở lớn. Ngược lại, nếu tốc độ màn trập máy ảnh chậm, thì khẩu độ khép nhỏ hơn. Một biến số khác tác động đến việc cân bằng mức độ phơi sáng là ISO, dựa theo độ nhạy sáng của cảm quang hoặc của phim bên trong máy ảnh.
Trong "thủ bản", tốc độ màn trập thông thường: 1s - 1/2s - 1/4s - 1/8s - 1/15s - 1/30s - 1/60s - 1/125s - 1/250s - 1/500s - 1/1000s - 1/2000s. Tuỳ theo hoàn cảnh ánh sáng thực tế, bạn chọn tốc độ màn trập phù hợp ý đồ chụp như gợi ý tham khảo trong hình thủ bản.
Hình chụp tốc độ màn trập châm, ảnh mờ nhoè
Hình phơi sáng tốc độ màn trập 30s
Cấu trúc hệ thống lá khẩu của ống kính
Để hình ảnh được ghi lại trên bề mặt phim, cần có khá năng thu nhận ánh sáng và chuyển hóa tất cả thành các giá trị nhất định (về hóa học) để khi đem tráng phim và rửa ảnh sẽ tạo ra độ sáng tối (đen/trắng) và màu sắc (phim màu) của hình ảnh. Tương tự như vậy, cảm biến ảnh của máy ảnh số có khả năng ghi nhận ánh sáng và màu sắc, chỉ khác là sẽ chuyển thành các giá trị số hóa để ghi lại hình ảnh.
Độ nhạy này được quy định bằng trị số ISO (trước đây hay gọi là ASA hoặc DIN). ISO càng cao thì độ nhạy sáng càng cao, tốc độ màn trập tăng cao (khi đó thời gian phơi sáng giảm). Các trị số ISO truyền thống là: ISO 100, ISO 200, ISO 400, ISO 800, ISO 1600, ISO 3200, ISO 6400 ...
Kết hợp 3 yếu tố trên khi chụp 1 bức ảnh
Độ nhạy này được quy định bằng trị số ISO (trước đây hay gọi là ASA hoặc DIN). ISO càng cao thì độ nhạy sáng càng cao, tốc độ màn trập tăng cao (khi đó thời gian phơi sáng giảm). Các trị số ISO truyền thống là: ISO 100, ISO 200, ISO 400, ISO 800, ISO 1600, ISO 3200, ISO 6400 ...
Kết hợp 3 yếu tố trên khi chụp 1 bức ảnh
Thước đo sáng trong máy ảnh số
Thước này được nhìn thấy trên màn hình LCD hiển thị các thông số trên máy ảnh số và trong khung ống ngắm. Tại cùng điểm đo sáng, vạch 0 được thống nhất là đúng sáng theo thuật toán đo sáng của máy ảnh. Khi bạn xoay bánh xe tăng/ giảm tốc độ màn trập hoặc bánh xe hiệu chỉnh khẩu độ ống kính hay ISO, vạch sẽ dịch chuyển qua trái và qua phải làm thay đổi lượng sáng đi vào cảm biến ảnh.
Thước này được nhìn thấy trên màn hình LCD hiển thị các thông số trên máy ảnh số và trong khung ống ngắm. Tại cùng điểm đo sáng, vạch 0 được thống nhất là đúng sáng theo thuật toán đo sáng của máy ảnh. Khi bạn xoay bánh xe tăng/ giảm tốc độ màn trập hoặc bánh xe hiệu chỉnh khẩu độ ống kính hay ISO, vạch sẽ dịch chuyển qua trái và qua phải làm thay đổi lượng sáng đi vào cảm biến ảnh.
Bố cục căn bản
Tỷ lệ vàng 1/3
Xem bài viết ở ĐÂY
Nhiều người vẫn hay nói rằng không có nguyên tắc nào tạo nên bức ảnh đẹp, chỉ có những bức ảnh đẹp mà thôi. Vâng, nhưng, ở những bức ảnh đẹp ấy đều chất chứa một số nguyên tắc. Những nguyên tắc ấy chẳng do người nào đặt ra làm tiêu chuẩn cả. Tự thân chúng ẩn náu trong tận tiềm thức về cái đẹp nơi con người, và phải nói người chụp ảnh là người đi tìm, gặp gỡ và lưu giữ cái đẹp. Chính một bức ảnh đẹp cho thấy những nguyên tắc trong đó. Và, một trong những nguyên tắc đầu tiên cho người bắt đầu cầm máy đó là nguyên tắc về bố cục, nguyên tắc vàng.
Tỷ lệ vàng 1/3
Xem bài viết ở ĐÂY
Nhiều người vẫn hay nói rằng không có nguyên tắc nào tạo nên bức ảnh đẹp, chỉ có những bức ảnh đẹp mà thôi. Vâng, nhưng, ở những bức ảnh đẹp ấy đều chất chứa một số nguyên tắc. Những nguyên tắc ấy chẳng do người nào đặt ra làm tiêu chuẩn cả. Tự thân chúng ẩn náu trong tận tiềm thức về cái đẹp nơi con người, và phải nói người chụp ảnh là người đi tìm, gặp gỡ và lưu giữ cái đẹp. Chính một bức ảnh đẹp cho thấy những nguyên tắc trong đó. Và, một trong những nguyên tắc đầu tiên cho người bắt đầu cầm máy đó là nguyên tắc về bố cục, nguyên tắc vàng.
Tỷ lệ FIBONACCI (PHI)Nếu tỷ lệ 1/3 kia được gọi là “Tỷ Lệ Vàng”, thì cấu trúc thành phần khung ảnh này được mệnh danh là “Tỷ Lệ Thần” trong nhiếp ảnh – người ta hay gọi là tỷ lệ Fibonacci - Tỷ lệ Phi. Tỷ lệ này được Leonardo Fibonacci khám phá khoảng năm 1200 sau Công nguyên. Ông nhận ra rằng trong tất cả khung ảnh đều có một tỷ lệ thường xuyên xuất hiện. Nó được nhận ra như một điều được thiết kế cho moi sinh vật sống và cho đôi mắt con người nếm cảm được “cái Đẹp”. Vì vậy, nó mang tên “Tỷ Lệ Thần”.
Chúng ta biết tỷ lệ trong kiến trúc và nghệ thuật tranh thời Phục Hưng được định ước là 1: 1.618 . Tỷ lệ này được thể hiện rõ trong: Các đền Parthenon thờ thần Athena ở Hy Lạp, Công trình nổi tiếng Mona Lisa, hay như trong bức tranh Bữa Tiệc Cuối Cùng của Chúa Giêsu, và nó vẫn còn được thể hiện đến ngày nay. Người ta còn cho biết hãng Apple đã ứng dụng tỷ lệ này cho việc thiết kế sản phẩm của họ; hãng Twitter sử dụng cho việc tạo dựng trang quản lý hồ sơ, cũng như nhiều công ty lớn trên thế giới ứng dụng vào việc thiết kế Logo.
Chúng ta biết tỷ lệ trong kiến trúc và nghệ thuật tranh thời Phục Hưng được định ước là 1: 1.618 . Tỷ lệ này được thể hiện rõ trong: Các đền Parthenon thờ thần Athena ở Hy Lạp, Công trình nổi tiếng Mona Lisa, hay như trong bức tranh Bữa Tiệc Cuối Cùng của Chúa Giêsu, và nó vẫn còn được thể hiện đến ngày nay. Người ta còn cho biết hãng Apple đã ứng dụng tỷ lệ này cho việc thiết kế sản phẩm của họ; hãng Twitter sử dụng cho việc tạo dựng trang quản lý hồ sơ, cũng như nhiều công ty lớn trên thế giới ứng dụng vào việc thiết kế Logo.
Nhận xét
Đăng nhận xét