April 30

30 Tháng 4 (cám ơn Hiền Lê về bản dịch)

Hôm nay là ngày mà nhiều người Việt  trong cộng đồng hải ngoại gọi là  “Tháng Tư Đen”. Với họ, đó là ngày tưởng niệm sự sụp đổ của Sài Gòn. Tôi hiểu cảm xúc đó. Lớn lên trong cộng đồng Việt Nam tại San Jose, tôi thấu hiểu những ký ức và nỗi đau không thể diễn tả thành lời này. Bản thân gia đình tôi cũng chịu cảnh chia cắt và phân ly, người thân và tài sản phải bỏ lại khi ra đi. Dù vậy, tôi chưa bao giờ toàn tâm chấp nhận một cảm xúc như vậy về sự mất mát và đau khổ, tôi chưa hề bao giờ mở miệng nói  “ Tháng Tư Đen.” (Bởi ít ra để tả về tang tóc chúng ta nên gọi dùng “Tháng Tư Trắng,” dù cách gọi này sẽ chẳng được nhìn nhận ở một nước Mỹ của người da trắng). Tương tự như nhân vật trong the Sympathizer, tôi luôn nhìn vấn đề từ hai phía. Tôi biết, với một số  người Việt, 30 tháng 4 không phải là ngày đau buồn  mà là dịp để ăn mừng. Đối với vài người ngày đó là Sài Gòn Sụp Đổ, nhưng với vài người khác, đó lại là Ngày Giải Phóng.

Tuy nhiên, ghi dấu ngày hôm nay là điều quan trọng bởi nó  là khoảnh khắc mang tính biểu tượng đánh dấu sự kiện nhiều trong số dân Việt Nam đã trở thành người tị nạn.
Nhiều người nói  tôi là dân nhập cư, và cuốn tiểu thuyết của tôi kể câu chuyện về người dân nhập cư.

Không hề. Tôi là người tị nạn và tiểu thuyết của tôi là câu chuyện về chiến tranh. Tôi đến Mỹ sau một cuộc chiến mà trong đó người Mỹ đã chiến đấu tại Vệt Nam, xung đột giữa người Việt Nam với nhau, sự can thiệp của cả Trung Quốc lẫn Liên Xô, người Việt Nam đã đưa xung đột sang tận Lào và Campuchia. Cuộc chiến đó thực sự không hề kết thúc vào năm 1975, đối với nhiều người tại nhiều quốc và nền văn hoá khác nhau, nó vẫn chưa kết thúc.

Những người Mỹ gọi tôi là người nhập cư và gọi tiểu thuyết của tôi là câu chuyện về người nhập cư, đã phủ nhận một sự thật cơ bản của lịch sử Hoa Kỳ: nhiều người nhập cư vào đất nước này chính vì  của các cuộc chiến mà Hoa Kỳ đã tham gia tại Philippines, Triều Tiên, Lào, Campuchia và Việt nam. Người nhập cư là câu chuyện về giấc mơ Mỹ, về nét độc đáo kiểu Mỹ.Còn khái niệm Người tị nạn lại là lời nhắc nhở về cơn ác mộng Mỹ, trong đó chính những người đã từng chịu đựng bom đạn, nay lại được trải nghiệm nước Mỹ.

Người Mỹ e ngại tị nạn, họ tìm cách biến hình ảnh người tị nạn thành hình ảnh người nhập cư, sang để thực hiện giấc mơ Mỹ.  Người Việt  ở Việt nam thì khó mà hiểu được  những người anh em đang tị nạn của họ. Tôi có dịp ăn sáng tại Hà Nội với một người trước đây là đại sứ của Việt Nam, vị này cho rằng thuyền nhân là người đi tị nạn kinh tế, chứ không vì lý do chính trị.

Có lẽ chẳng có ai trong số dân Việt tị nạn  đồng ý chút nào với quan điểm này, và nhóm tị nạn người Việt gốc Hoa thiểu số đã từng bị cưỡng bức, cướp bóc và tống tiền sẽ trả lời rằng lằn ranh phân biệt người tị nạn kinh tế và tị nạn chính trị là quá mỏng manh.

Một giáo viên dạy tiếng Việt cho tôi nói rằng các trại cải tạo là cần thiết để ngăn cản nguy cơ nổi loạn thời hậu chiến. Có lẽ mầm  nổi loạn lúc đó đang hình thành, nhưng nếu chìa cánh tay ra vì hòa bình và hoà giải sẽ có tác dụng hàn gắn đất nước nhiều hơn.

Người Việt hải ngoại xem trại cải tạo là sự đạo đức giả tột cùng của cuộc cách mạng Việt Nam, là sự thất bại của chính những người Việt anh em.

Đây cũng chính là lý do tại sao lại có nhiều người Việt trở thành người tị nạn và tại sao nhiều người cảm thấy rất khó hàn gắn với một Việt Nam không hề thừa nhận tội ác chống lại chính người dân mình , dù đất nước này sẵn sàng nói về tội ác của người Nam  Việt Nam, người Mỹ, người  Hoa. Không gì khó khăn hơn là tự nhìn lại mình và nhận trách nhiệm.

Về điều này, cả người Việt Nam chiến thắng lẫn người Việt Nam thất bại đều có lỗi.

Tôi đã hơn một lần  nghe những sinh viên Việt Nam du học tại Mỹ nói rằng quá khứ đã qua, người Việt trong nước hiểu nỗi  đau của người VIệt hải ngoại , chúng ta vì thế nên hoà giải và đi tiếp. Những em sinh viên này không hiểu điều mà người Việt hải ngoại cảm nhận: họ đã mất đất nước. Người chiến thắng có thể bỏ qua mọi chuyện dễ dàng  hơn.

Chí ít thì các em sinh viên này cũng muốn bỏ qua mọi chuyện. Chí ít các em cũng chìa ra bàn tay hữu nghị, không giống với thế hệ lớn tuổi hơn các em.

Những bạn trẻ Mỹ gốc Việt  cũng cần phải chìa bàn tay ra cho dù họ vẫn cảm nhận sâu sắc về lòng hiếu thảo và tuân lời cha mẹ. Các em cần phải hiểu rõ nổi đau mà cha mẹ và ông bà đã trải qua.Nếu các em không hiểu thì liệu ai hiểu thay? Các em sống trong một xã hội mà phần lớn người Mỹ không biết gì về người Việt Nam, về người Mỹ gốc Việt, nơi mà người Mỹ không hề nhớ đến người Việt miền nam, những người mà vì họ, người Mỹ đã chiến đấu. Các bạn trẻ Mỹ gốc Việt cảm nhận được gánh nặng quá khứ của cha mẹ mà họ phải mang.

Có thể một ngày nào đó, các em sẽ dứt bỏ được gánh nặng này. Nhưng các em sẽ dễ dàng làm được điều đó hơn nếu Việt Nam chìa tay giúp bằng cách chính thức thừa nhận rằng mỗi bên trong cuộc chiến đều có lý do, mỗi bên đều có người yêu nước, và chúng ta không thể chia cắt quá khứ thành những anh hùng và những kẻ phản bội.

Với tôi, tôi vẫn là một người tị nạn.Ký ức bắt đầu khi tôi đến Mỹ năm bốn tuổi, và bị tách khỏi cha mẹ để đến sống với một gia đình da trắng. Đó là điều kiện để có thể rời khỏi trại tị nạn ở Fort Indiantown Gap, bang Pennsylvania

Trải nghiệm đó vẫn là một con dấu vô hình đóng giữa hai vai. Đời tôi, tôi đã cố gắng nhìn con dấu đó, định nghĩa nó, viết nó lại thành lời để  giải thích với chính mình và chia sẻ với người khác.

Đó là nổi đau, nhưng điều tôi học được là cố gắng không bị chìm vào nỗi đau này.Tôi cần thừa nhận nó để hiểu và cũng để thoát khỏi nó.Tôi cũng cần thừa nhận nổi đau của người khác, có cái nhìn phổ quát về mọi điều.  Đó là lý do tôi không thể gọi “ Tháng Tư Đen" chỉ câu chuyện của một bên. Riêng tôi, tôi lại thích câu chuyện của tất cả các bên.

--------
April 30

Today is what many Vietnamese in the diaspora call "Black April." For them it is the anniversary of the Fall of Saigon. I understand their feelings. I grew up in a Vietnamese community in San Jose, and I absorbed their memories and their unspoken trauma. My own family was marked by separation and division, by people and property left behind. And yet, I could never wholeheartedly endorse this sense of loss and grievance, could never bring myself to say "Black April" (not least of all because if we were to to speak of mourning, we should say "White April," but that would not go over so well in a white America). Like my narrator in The Sympathizer, I see every issue from both sides, and so I see that for some Vietnamese people this is not a day of mourning but one of celebration. The Fall is for some the Liberation.

And yet, it is important to mark this day because it is the symbolic moment when so many Vietnamese people became refugees. Many people have described me as an immigrant, and my novel as an immigrant story. No. I am a refugee, and my novel is a war story. I came to the United States because of a war that the United States fought in Vietnam, a war that the Vietnamese fought with each other, a war that China and the Soviet Union were involved in, a war that the Vietnamese brought to Laos and Cambodia, a war that did not end in 1975, a war that is not over for so many people of so many nationalities and cultures. For Americans to call me an immigrant and my novel an immigrant novel is to deny a basic fact of American history: that many immigrants to this country came because of American wars fought in the Philippines, Korea, Laos, Cambodia, Vietnam. Immigrants are the story of the American Dream, of American exceptionalism. Refugees are the reminder of the American nightmare, which is how so many who are caught under American bombardment experience the United States.

As much as Americans fear refugees and seek to transform refugees into immigrants who fulfill the American Dream, the Vietnamese who stayed in Vietnam have a hard time understanding their refugee brethren. I had breakfast with a former Vietnamese ambassador in Hanoi and she said that the "boat people" were economic refugees, not political refugees. Probably every single Vietnamese refugee would disagree with her, and the ethnic Chinese who were persecuted, robbed, and blackmailed would say that the line between being an economic refugee and a political refugee is a very thin one.

One of my Vietnamese language teachers said that the re-education camps were necessary to prevent postwar rebellion. Perhaps rebellion was in the making, but reaching out a hand in peace and reconciliation would have done so much more to heal the country. The Vietnamese people overseas remember the re-education camps as the ultimate hypocrisy of the Vietnamese revolution, the failure of Vietnamese brotherhood and sisterhood. This, too, is one reason why so many Vietnamese people became refugees and why so many find it hard to reconcile with a Vietnam that will not acknowledge its crimes against its own people, even as it is so ready to talk about the crimes of the South Vietnamese, the Americans, the French, and the Chinese. Nothing is more difficult than to look in the mirror and hold oneself to account. The victorious Vietnamese are guilty of that. So are the defeated Vietnamese.

I've heard more than once from Vietnamese foreign students in the United States that the past is over, that the Vietnamese at home understand the pain of the Vietnamese overseas, and that we should reconcile and move on. These students do not understand what the overseas Vietnamese feel--that they lost a country. It is easier to be magnanimous when one has won. But at least these Vietnamese students want to be magnanimous. At least they reach out a hand in friendship, unlike many of an older generation.

The younger Vietnamese Americans need to reach out that hand, too, even as they feel the deep need of filial piety. They wish to acknowledge the suffering and the pain of their parents and grandparents. If they do not, who will? They live in a country where most Americans know nothing about the Vietnamese people, or about Vietnamese Americans, where Americans care little to remember the Southern Vietnamese who they supposedly fought the war for. So the younger Vietnamese Americans feel that burden to carry on their parents' memories. One day, perhaps, they can let that burden go, but it will be much easier to do so when Vietnam helps to carry that burden by officially acknowledging that every side in that war had its reasons, that every side had its patriots, that we cannot divide the past into heroes and traitors.

As for me, I remain a refugee. My memory begins when I arrived in the United States at age four and was taken away from my parents to live with a white family. That was the condition for being able to leave the refugee camp in Fort Indiantown Gap, Pennsylvania. That experience remains an invisible brand stamped between my shoulder blades. I have spent my life trying to see that brand, to make sense of it, to rework it into words that I can speak to myself, that I can share with others. As painful as that experience was, what I learned from it was not to dwell only on my own pain. I needed to acknowledge that pain, to understand it, but in order to live beyond it, I also needed to acknowledge the pain of others, the worldview of others. This is why I cannot say "Black April," because it is one story of one side, and I am interested in all stories of all sides.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến