HÀ NỘI VÀ TIẾNG GỌI CỦA NGÀN NĂM
PHOTOGRAPHY
HÀ NỘI VÀ TIẾNG GỌI CỦA NGÀN NĂM By Quốc Anh · On November 11, 2014
Trong bức thư xin làm Cộng tác viên cho chuyên mục Photography của Mann Up tôi có viết cho anh House rằng mình có một tình yêu thầm kín nhưng vô cùng to lớn với Hà Nội. Câu chuyện mà tôi sắp kể không phải là về tình yêu đó nhưng vô tình hữu ý làm sao nó lại xảy ra thật trùng hợp. Chả là tôi có lập một trang fanpage ảnh trên Facebook để thể hiện tình yêu đó qua ảnh, những bức ảnh mà tôi rong ruổi chụp khắp Hà Nội, những hình ảnh, khoảnh khắc mà tôi nắm bắt được – một Hà Nội già nua trong mắt một thằng trẻ con như tôi và tôi muốn chia sẻ nó với những người yêu Hà Nội khác. Hồi hè năm nay tôi có đi biển với gia đình, trong lúc lảng vảng ở khu nghỉ mát không có việc gì làm, tôi có qua giá sách và tìm thấy một quyển sách ảnh của nhiếp ảnh gia người Canada – ông Greg Girard. Cuốn sách mang tên “Hanoi Calling : One thousand Years now.”
Có lẽ sẽ bớt đặc biệt đi một chút nếu cuốn sách là của một nhiếp ảnh gia người Việt nào đó hay một thanh niên bình thường với cái máy ảnh như tôi chụp Hà Nội, nó vẫn diễn ra hàng ngày, tháng này qua năm khác khi ta vẫn đang sống ở Hà Nội. Nhưng tình cảm mà một người nước ngoài dành cho Hà Nội có lẽ đặc biệt hơn cả. Cuốn sách gồm 90 bức ảnh với những góc độ khác nhau, những khoảnh khắc khắc nhau, những mặt đời thường nhất trong của cuộc sống thủ đô .
Nhiếp ảnh gia Greg Girard.
Tôi có lên mạng tìm kiếm về tác giả cuốn sách Greg Girard. Ông là một nhiếp ảnh gia người Canada sinh năm 1955. Trong suốt sự nghiệp, hầu hết các tác phẩm của ông đều thực hiện ở châu Á, bắt đầu tại Hong Kong rồi qua Tokyo, Thượng Hải và trong đó có cả Hà Nội. Cuốn sách “Hanoi Calling: One thousand Years now”, chỉ cần nghe tên có lẽ bạn cũng đoán ra rằng nó được thực hiện nhân kỉ niệm sinh nhật thứ 1000 của đô thị cổ này, có nghĩa là cách đây bốn năm. Các bức hình được ông chụp từ tháng Bảy một năm trước đó rồi tổng hợp lại và in năm 2010. Tôi còn nhớ những ngày gần đến 10/10/2010, Hà Nội vô cùng náo nhiệt, không chỉ người Hà Nội mà cả đất nước Việt Nam, con người từ miền Trung, miền Nam của tổ quốc cùng chung vui với thủ đô, trái tim của Việt Nam. Và cuộc vui đó diễn ra suốt một tháng ròng, Hà Nội chưa bao giờ đông đúc và lung linh như thế.
Đôi điều về cuốn sách, lời mở đầu của nó không phải của chính tác giả mà lại được viết bởi hai người Việt Nam, một người tôi biết và một người không. Người tôi biết, có lẽ ông đã quá nổi tiếng trong giới sử học và văn học, chẳng ai khác ngoài sử gia Lê Văn Lan. Trong lời mở đầu, ông kể về câu chuyện của chính bản thân ông, về thời thơ ấu, về những con phố cổ Hà Nội từ thời Pháp thuộc những năm 30 của thế kỉ trước. Hà Nội của ông khác Hà Nội của tôi rất nhiều, nhưng tôi vẫn luôn yêu cái cổ kính của nó. Lê Văn Lan tâm sự rằng chính ông đã nhìn thấy một Hà Nội còn nguyên nét cổ đó trong những bức ảnh mà Greg Girard chụp, và đây chính là điều giải đáp sự ngạc nhiên của tôi khi câu chuyện của giáo sư Lê Văn Lan xuất hiện trong cuốn sách.
Câu chuyện còn lại là của một người đàn ông tên Nguyễn Quí Đức, những điều vỏn vẹn tôi biết về nhân vật này chính là dòng chú thích ngắn ngủi: anh là nhà báo, nhà văn, tác giả cuốn Where the Ashes Are: The Odyssey of a Vietnamese Family và cũng là người lập ra không gian nghệ thuật Tadioto. Tadioto thì tôi có nghe qua tên nhưng chưa một lần đến. Anh kể về nỗi nhớ Hà Nội. Nỗi nhớ đó xuất phát từ bên ngoài đất nước của một người con xa xứ, những nơi anh du lịch từ Singapore hay Phillippines, từ Bắc Phi cho tới Bắc London, tại những nơi ấy, anh bắt gặp những khoảnh khắc nhỏ, những đám mây, những ngọn đồi và sương mù làm anh nhung nhớ về Hà Nội. Anh nhung nhớ về con phố Triệu Việt Vương, nơi anh mở phòng tranh và quầy bar đầu tiên của mình, nơi giúp anh và những nghệ sĩ kết nối với nhau. Con phố này có lẽ ý nghĩa với anh rất nhiều, tôi có thể cảm nhận nó qua những dòng tâm sự của anh vì chủ yếu là nó được nhắc đến, về lịch sử của vị hoàng đế cùng tên, về những câu chuyện nhỏ xoay quanh con phố. Điều làm tôi buồn cười là sự tưởng tượng của anh về con phố này nếu được tái tạo theo phong cách của Lan Quế Phường của Hong Kong. Hai câu chuyện là hai mặt của Hà Nội, một cổ kính một hiện đại, một sự đối lập thú vị.
Trong suốt các trang sách hình ảnh mà tôi nhìn thấy nhiều nhất là kỹ thuật phơi sáng của ông. Và có lẽ đây là kỹ thuật mà ông dùng nhiều nhất trong các tác phẩm của mình ở các cuốn sách trước đó, theo tôi để ý trên portfolio cá nhân của ông. Những con phố như phố Chân cầm, từ trên một tòa nhà nhìn xuống cầu Long Biên, một con ngõ nhỏ đường Nguyễn Khuyến hay trong một ngôi nhà ở phố Đinh Liệt. Kĩ thuật phơi sáng giúp bức ảnh có sức sống một cách lạ kì, màu sắc đỏ, cam, xanh lá, vàng của đèn xe cộ trở nên rực rỡ trên cầu Long Biên dưới bầu trời tím hồng của buổi chạng vạng. Hay ánh sáng chiếu qua một cô gái bên cửa sổ của một chung cư trên dường Trần Hưng Đạo. Ta có thể bắt gặp cả những khoảnh khắc nhỏ như cuộc trò chuyện của những người trong một quán cà phê trên đường Triệu Việt Vương, một chum dừa trên ghế ở đường Nguyễn Khuyến hay những chiếc chân hương đỏ phơi ngoài vỉa hè, thấy cả những cặp đôi bên hồ Hoàn Kiếm và hồ Tây….
Những điều nhỏ nhoi ấy nhưng khiến chính tôi thêm yêu, thêm nhớ Hà Nội những ngày xưa cũ. Hà Nội càng ngày càng thay đổi diện mạo một cách vượt trội, những thứ cổ kính dường như đã bị lãng quên trong mắt giới trẻ hiện đại, họ sính ngoại hơn, hiện đại một cách lạ lẫm, sự thay đổi chóng mặt đó làm chúng ta bối rối. Nhưng Greg đã giúp tôi tìm lại cái mà tôi thèm nhớ, nó không chỉ là hình ảnh thị giác, mà còn là cảm giác, cảm xúc bình yên. Những bức ảnh của Greg mang lại một Hà Nội trầm lặng, yên tĩnh, những góc cạnh xưa cũ vẫn nằm yên trong sự thay đổi và phát triển của đô thị.
Lật đến cuối sách tôi mới thấy vài dòng tâm sự của tác giả. Greg kể rằng đây không phải là ý tưởng của ông, nó đến từ một câu hỏi bất ngờ giữa bữa ăn trưa ở Hà Nội sáng một ngày tháng Bảy năm 2009, rằng “Tại sao ông không làm một quyển sách về Hà Nội.” Lúc đó ông chỉ nghĩ đó là một ý tưởng không thực tế và bỏ qua nó trong câu chuyện. Nhưng đúng tròn một năm sau, Hanoi Calling chính thức đến tay nhà xuất bản. Đây không phải lần đầu Greg đến Hà Nội. Nhưng có lẽ sau một khoảng thời gian dài trở lại từ tận những năm 90, ông mới cảm nhận được cái tinh thần khó diễn tả thành lời ấy: ông đã nhìn thấy một điều gì đó đặc biệt dành cho mình từ thành phố này qua những con đường, con phố. Ông cảm thấy mình có kết nối với nó. Ông cũng cảm ơn những người bạn, những người đã giúp đỡ ông hoàn thành cuốn sách này, không chỉ có Giáo sư Lê Văn Lan hay Nguyễn Quí Đức. Những tình cảm mà Greg Girard dành cho Hà Nội thực sự làm tôi xúc động.
Một bức ảnh trong sách.
Website của nhiếp ảnh gia Greg Girard
Ảnh cung cấp cho bài viết: Hanoi’s atmosphere
Related
- See more at: http://mannup.vn/hanoi-va-tieng-goi-cua-ngan-nam/#sthash.v5yYUqgq.dpuf
HÀ NỘI VÀ TIẾNG GỌI CỦA NGÀN NĂM By Quốc Anh · On November 11, 2014
Trong bức thư xin làm Cộng tác viên cho chuyên mục Photography của Mann Up tôi có viết cho anh House rằng mình có một tình yêu thầm kín nhưng vô cùng to lớn với Hà Nội. Câu chuyện mà tôi sắp kể không phải là về tình yêu đó nhưng vô tình hữu ý làm sao nó lại xảy ra thật trùng hợp. Chả là tôi có lập một trang fanpage ảnh trên Facebook để thể hiện tình yêu đó qua ảnh, những bức ảnh mà tôi rong ruổi chụp khắp Hà Nội, những hình ảnh, khoảnh khắc mà tôi nắm bắt được – một Hà Nội già nua trong mắt một thằng trẻ con như tôi và tôi muốn chia sẻ nó với những người yêu Hà Nội khác. Hồi hè năm nay tôi có đi biển với gia đình, trong lúc lảng vảng ở khu nghỉ mát không có việc gì làm, tôi có qua giá sách và tìm thấy một quyển sách ảnh của nhiếp ảnh gia người Canada – ông Greg Girard. Cuốn sách mang tên “Hanoi Calling : One thousand Years now.”
Có lẽ sẽ bớt đặc biệt đi một chút nếu cuốn sách là của một nhiếp ảnh gia người Việt nào đó hay một thanh niên bình thường với cái máy ảnh như tôi chụp Hà Nội, nó vẫn diễn ra hàng ngày, tháng này qua năm khác khi ta vẫn đang sống ở Hà Nội. Nhưng tình cảm mà một người nước ngoài dành cho Hà Nội có lẽ đặc biệt hơn cả. Cuốn sách gồm 90 bức ảnh với những góc độ khác nhau, những khoảnh khắc khắc nhau, những mặt đời thường nhất trong của cuộc sống thủ đô .
Nhiếp ảnh gia Greg Girard.
Tôi có lên mạng tìm kiếm về tác giả cuốn sách Greg Girard. Ông là một nhiếp ảnh gia người Canada sinh năm 1955. Trong suốt sự nghiệp, hầu hết các tác phẩm của ông đều thực hiện ở châu Á, bắt đầu tại Hong Kong rồi qua Tokyo, Thượng Hải và trong đó có cả Hà Nội. Cuốn sách “Hanoi Calling: One thousand Years now”, chỉ cần nghe tên có lẽ bạn cũng đoán ra rằng nó được thực hiện nhân kỉ niệm sinh nhật thứ 1000 của đô thị cổ này, có nghĩa là cách đây bốn năm. Các bức hình được ông chụp từ tháng Bảy một năm trước đó rồi tổng hợp lại và in năm 2010. Tôi còn nhớ những ngày gần đến 10/10/2010, Hà Nội vô cùng náo nhiệt, không chỉ người Hà Nội mà cả đất nước Việt Nam, con người từ miền Trung, miền Nam của tổ quốc cùng chung vui với thủ đô, trái tim của Việt Nam. Và cuộc vui đó diễn ra suốt một tháng ròng, Hà Nội chưa bao giờ đông đúc và lung linh như thế.
Đôi điều về cuốn sách, lời mở đầu của nó không phải của chính tác giả mà lại được viết bởi hai người Việt Nam, một người tôi biết và một người không. Người tôi biết, có lẽ ông đã quá nổi tiếng trong giới sử học và văn học, chẳng ai khác ngoài sử gia Lê Văn Lan. Trong lời mở đầu, ông kể về câu chuyện của chính bản thân ông, về thời thơ ấu, về những con phố cổ Hà Nội từ thời Pháp thuộc những năm 30 của thế kỉ trước. Hà Nội của ông khác Hà Nội của tôi rất nhiều, nhưng tôi vẫn luôn yêu cái cổ kính của nó. Lê Văn Lan tâm sự rằng chính ông đã nhìn thấy một Hà Nội còn nguyên nét cổ đó trong những bức ảnh mà Greg Girard chụp, và đây chính là điều giải đáp sự ngạc nhiên của tôi khi câu chuyện của giáo sư Lê Văn Lan xuất hiện trong cuốn sách.
Câu chuyện còn lại là của một người đàn ông tên Nguyễn Quí Đức, những điều vỏn vẹn tôi biết về nhân vật này chính là dòng chú thích ngắn ngủi: anh là nhà báo, nhà văn, tác giả cuốn Where the Ashes Are: The Odyssey of a Vietnamese Family và cũng là người lập ra không gian nghệ thuật Tadioto. Tadioto thì tôi có nghe qua tên nhưng chưa một lần đến. Anh kể về nỗi nhớ Hà Nội. Nỗi nhớ đó xuất phát từ bên ngoài đất nước của một người con xa xứ, những nơi anh du lịch từ Singapore hay Phillippines, từ Bắc Phi cho tới Bắc London, tại những nơi ấy, anh bắt gặp những khoảnh khắc nhỏ, những đám mây, những ngọn đồi và sương mù làm anh nhung nhớ về Hà Nội. Anh nhung nhớ về con phố Triệu Việt Vương, nơi anh mở phòng tranh và quầy bar đầu tiên của mình, nơi giúp anh và những nghệ sĩ kết nối với nhau. Con phố này có lẽ ý nghĩa với anh rất nhiều, tôi có thể cảm nhận nó qua những dòng tâm sự của anh vì chủ yếu là nó được nhắc đến, về lịch sử của vị hoàng đế cùng tên, về những câu chuyện nhỏ xoay quanh con phố. Điều làm tôi buồn cười là sự tưởng tượng của anh về con phố này nếu được tái tạo theo phong cách của Lan Quế Phường của Hong Kong. Hai câu chuyện là hai mặt của Hà Nội, một cổ kính một hiện đại, một sự đối lập thú vị.
Trong suốt các trang sách hình ảnh mà tôi nhìn thấy nhiều nhất là kỹ thuật phơi sáng của ông. Và có lẽ đây là kỹ thuật mà ông dùng nhiều nhất trong các tác phẩm của mình ở các cuốn sách trước đó, theo tôi để ý trên portfolio cá nhân của ông. Những con phố như phố Chân cầm, từ trên một tòa nhà nhìn xuống cầu Long Biên, một con ngõ nhỏ đường Nguyễn Khuyến hay trong một ngôi nhà ở phố Đinh Liệt. Kĩ thuật phơi sáng giúp bức ảnh có sức sống một cách lạ kì, màu sắc đỏ, cam, xanh lá, vàng của đèn xe cộ trở nên rực rỡ trên cầu Long Biên dưới bầu trời tím hồng của buổi chạng vạng. Hay ánh sáng chiếu qua một cô gái bên cửa sổ của một chung cư trên dường Trần Hưng Đạo. Ta có thể bắt gặp cả những khoảnh khắc nhỏ như cuộc trò chuyện của những người trong một quán cà phê trên đường Triệu Việt Vương, một chum dừa trên ghế ở đường Nguyễn Khuyến hay những chiếc chân hương đỏ phơi ngoài vỉa hè, thấy cả những cặp đôi bên hồ Hoàn Kiếm và hồ Tây….
Những điều nhỏ nhoi ấy nhưng khiến chính tôi thêm yêu, thêm nhớ Hà Nội những ngày xưa cũ. Hà Nội càng ngày càng thay đổi diện mạo một cách vượt trội, những thứ cổ kính dường như đã bị lãng quên trong mắt giới trẻ hiện đại, họ sính ngoại hơn, hiện đại một cách lạ lẫm, sự thay đổi chóng mặt đó làm chúng ta bối rối. Nhưng Greg đã giúp tôi tìm lại cái mà tôi thèm nhớ, nó không chỉ là hình ảnh thị giác, mà còn là cảm giác, cảm xúc bình yên. Những bức ảnh của Greg mang lại một Hà Nội trầm lặng, yên tĩnh, những góc cạnh xưa cũ vẫn nằm yên trong sự thay đổi và phát triển của đô thị.
Lật đến cuối sách tôi mới thấy vài dòng tâm sự của tác giả. Greg kể rằng đây không phải là ý tưởng của ông, nó đến từ một câu hỏi bất ngờ giữa bữa ăn trưa ở Hà Nội sáng một ngày tháng Bảy năm 2009, rằng “Tại sao ông không làm một quyển sách về Hà Nội.” Lúc đó ông chỉ nghĩ đó là một ý tưởng không thực tế và bỏ qua nó trong câu chuyện. Nhưng đúng tròn một năm sau, Hanoi Calling chính thức đến tay nhà xuất bản. Đây không phải lần đầu Greg đến Hà Nội. Nhưng có lẽ sau một khoảng thời gian dài trở lại từ tận những năm 90, ông mới cảm nhận được cái tinh thần khó diễn tả thành lời ấy: ông đã nhìn thấy một điều gì đó đặc biệt dành cho mình từ thành phố này qua những con đường, con phố. Ông cảm thấy mình có kết nối với nó. Ông cũng cảm ơn những người bạn, những người đã giúp đỡ ông hoàn thành cuốn sách này, không chỉ có Giáo sư Lê Văn Lan hay Nguyễn Quí Đức. Những tình cảm mà Greg Girard dành cho Hà Nội thực sự làm tôi xúc động.
Một bức ảnh trong sách.
Website của nhiếp ảnh gia Greg Girard
Ảnh cung cấp cho bài viết: Hanoi’s atmosphere
Related
- See more at: http://mannup.vn/hanoi-va-tieng-goi-cua-ngan-nam/#sthash.v5yYUqgq.dpuf
Nhận xét
Đăng nhận xét