MANN UP'S TOP REMARKABLE POSTS OF 2014,
MANN UP'S TOP REMARKABLE POSTS OF 2014,
BỎ MÁY ẢNH XUỐNG VÀ ĐIBy House · On February 16, 2014
Extreme Climb (Ảnh: Baptiste Fallon)
Tôi còn nhớ cái giai đoạn mình chập chững chụp những tấm ảnh tử tế đầu tiên – khi mới mua chiếc máy DSLR đầu đời, với tôi khi đó nó là một thứ hàng xa xỉ phẩm, phải tiết kiệm tiền đi làm một thời gian khá dài mới mua được. Tôi ngấu nghiến sách vở, miệt mài tra cứu hướng dẫn không ngừng nghỉ và hấp thụ những thứ kiến thức mới mẻ một cách tham lam. Và đầu đã sớm bị tiêm nhiễm ý tưởng “Phải mang máy ảnh mọi lúc mọi nơi mới nhanh tiến bộ” – tôi của một thời khờ dại với chiếc máy mới tinh, đẹp đẽ, luôn được nâng niu cẩn thận băng qua từng con phố cổ chật chội của châu Âu để “săn tìm” nhân vật cho dự án “1000 Người lạ” của mình. Bất chấp nắng mưa hay đông hè.
Nhưng đôi khi cũng có ngoại lệ, tôi vẫn nhớ hôm đó là một ngày nắng rất đẹp để dạo phố, thời tiết không lạnh không quá nóng, tôi thảnh thơi với đôi bàn tay nhẹ tênh, trống rỗng vì để máy ảnh ở nhà. Chợt nhận ra cho dù chụp ảnh là để ghi lại những điều đẹp đẽ nhưng chính những khung hình ấy dưới mắt thường, khi ta trải nghiệm nó một cách trọn vẹn bằng năm giác quan còn đẹp hơn biết bao nhiêu. Một quán rượu đầy hoa. Một con đường cổ kính rầm rì tiếng du khách nói chuyện. Làn gió mát lạnh trời hè vô tình chạm nhẹ lên bờ má như đôi bàn tay ve vuốt của một người tình dịu dàng.
Tôi nheo mắt ngó trộm ánh nắng ấm áp thoắt ẩn thoắt hiện sau nhà thờ lớn Aachen. Đâu đó quanh đây văng vẳng tiếng nhạc cổ điển của một nghệ sĩ đường phố quá đỗi bình yên. Hình như là Brahm. Cái hương vị tự nhiên cứ thẩm thấu qua da thịt khiến tôi chìm đắm mãi trong đó không thôi. Tại sao một thứ bình dị, đơn sơ lại có thể đẹp đẽ đến thế? Điều mà ngày thường tôi hay bỏ qua vì còn đang mải mê với những khung hình máy ảnh vô tri của riêng mình.
(role) reversal (Ảnh: Ronny Engelmann)
Nhưng nhiều lúc khác, một tấm ảnh nhỏ bé lại mang trên mình sức nặng và tầm vóc lớn lao. Nó có thể nặng ý nghĩa cá nhân mà cũng có khi mang tính cộng đồng. Ta bấm nút chụp, màn trập mở rồi đóng, bức ảnh được hình thành trong khoảng thời gian ngắn ngủi của một cái chớp mắt. Trong cái tích tắc quyết định ấy, một khoảnh khắc thực của đời thường biến thành một thứ gì đó đặc biệt, tuyệt vời và gần như là ma thuật.
Với sức mạnh màu nhiệm đến thế, ngay từ khi mới ra đời nhiếp ảnh đã có tác động to lớn đến thế giới. Không chỉ là một cách giúp con người lưu trữ lại hình ảnh theo một cách chưa từng có, nhiếp ảnh thay đổi thế giới quan của cá nhân và xã hội, làm con người nhìn nhận mọi thực thể và biến động trong đời một cách khác biệt mãi mãi.
Nhiếp ảnh đã làm nên lịch sử. Nhiếp ảnh kiến tạo lịch sử. Và để trả ơn, lịch sử đã biến nhiếp ảnh thành một môn nghệ thuật, một sở thích phổ biến được yêu thích nhất của xã hội hiện đại.
Công nghệ nói chung và nhiếp ảnh nói riêng đang phát triển như vũ bão. Nhớ lại những thập niên 30 của thế kỷ XIX, vẽ là cách duy nhất ghi chép lại những sự kiện đã xảy ra bằng hình ảnh. Những tấm ảnh đầu tiên của nhân loại mất hàng giờ đồng hồ để chụp, xử lý, tráng rửa. Ngay cả vào thời điểm cực thịnh của máy phim thì chụp ảnh cũng là một thú vui tốn kém với những người không chuyên. Còn bây giờ bất cứ ai cũng sở hữu trong tay những chiếc máy DSLR, máy ảnh kỹ thuật số, điện thoại hay máy tính bảng có tích hợp tính năng chụp ảnh. Chúng ta chụp một cách mê mải vì thật tình mà nói, ta đâu có mất gì ngoài tiền điện sạc máy?
Đúng là nhờ ảnh mà những lằn ranh không gian, thời gian phần nào được xóa bỏ, nhờ nó và những công nghệ nối tiếp mà tôi cảm thấy gần gũi bố mẹ mình hơn – dù họ đang ở cách mình cả chục nghìn cây số. Hay cả trăm nghìn lợi ích có tên và không tên khác. Nhưng đôi khi cũng phải giật mình khi nhận ra mình là nô lệ cho máy móc, công nghệ và chính những kết nối vô hình lại đẩy con người ra xa nhau hơn.
Set me free (Ảnh: Kurt Arrigo)
Xét trên một bức tranh toàn cảnh, nhiếp ảnh đã phác họa, là nhân chứng của những sự kiện và biến cố lớn nhất trong lịch sử loài người hiện đại, nó tác động lên chúng ta theo một cách khiến mình cảm thấy cuộc sống không thể thiếu nó.
Là khi Hitler lên nắm vị trí quyền lực cao nhất Đệ Tam Đế quốc Đức Quốc xã.
Là khi loài người đặt những bước chân đầu tiên lên mặt trăng. Là những tấm ảnh thay đổi cách thế giới nhìn nhận về chiến tranh Việt Nam.
Là những hình ảnh xung đột đẫm máu vùng chiến sự đến được với thế giới qua các hãng thông tấn, Flickr, Youtube…
Nhiếp ảnh thay đổi xã hội và xã hội thay đổi nhiếp ảnh, cái mối quan hệ tương hỗ ấy có thể ầm ĩ và lặng lẽ cùng một lúc theo cách khiến những con người hoài cổ cảm thấy choáng váng.
Endless Depth (Ảnh: Mikko Lagerstedt)
Mọi góc cạnh của đời sống con người đều được hưởng lợi, nâng cấp nhờ nhiếp ảnh dù trực tiếp hay gián tiếp: văn hóa truyền thông, công việc, sự kiện… Nhiếp ảnh trở thành một thứ quyền lực và phàm đã là quyền lực thì sẽ có mặt trái, có người lạm dụng. Nhưng ở đây chúng ta không xét sâu vào phạm trù vĩ mô, hãy nói đến bản thể từng cá nhân con người. Nhiếp ảnh có đóng vai trò gì trong cuộc đời bạn không? Còn với tôi, nhiếp ảnh là một trong những thứ tốt đẹp nhất tôi từng tìm thấy trong đời mình, nó cứu rỗi một linh hồn lạc lối tìm được đúng hướng đi và ý nghĩa của cuộc đời mình. Tôi luôn có những ý nghĩ lãng mạn rằng nhiếp ảnh là một phát minh tuyệt vời nhất con người từng sáng tạo ra.
Nhưng đôi lúc khi ở một mình, cảm nhận được sự yên tĩnh đến cực điểm, gạt bỏ hết những thứ râu ria mà chạm đến cái bản thể hoang sơ nhất ở đáy sâu tâm hồn con người, tôi thấy một nỗi sợ hãi vô cớ. Máy ảnh như một nhà tù làm từ kính mỏng mờ ảo, ngăn lối con người tương tác với con người, kìm hãm con người tận hưởng thế giới. Tiến sĩ Linda Henkel đã từng thực hiện một thí nghiệm nho nhỏ khi chọn ngẫu nhiên một số sinh viên đi xem bảo tàng thì thấy những hiện vật họ chụp ảnh lại sẽ được nhớ ít và thiếu chính xác hơn là những hiện vật không được chụp ảnh mà chỉ xem. Đó gọi là hiệu ứng suy giảm trí nhớ do chụp ảnh: nhiều người chụp ảnh trong chúng ta có xu hướng coi máy ảnh như một thứ “sổ tay ghi chép”, chụp cảnh đẹp lia lịa để xem lại lúc khác, để lưu trữ chứ vào thời điểm chụp, họ không có mấy ấn tượng và cảm xúc với chủ thể và thế giới thật sự.
Trolltunga, Na Uy (Ảnh: Zhuokang Jia)
Những người con của Trái Đất đi đến chân trời góc biển, đứng trước những kiệt tác đắm đuối của thiên nhiên, những công trình vĩ đại của nhân loại hay đang trải nghiệm những sự kiện đáng nhớ nhất đời mà lại chú ý đến chiếc máy ảnh của mình hơn những kỳ quan hùng vĩ đó thì thật đáng buồn. Tôi đã từng như thế và cảm thấy trống rỗng. Chúng ta hãy đi và trải nghiệm thật sự, đừng chụp ngưng nghỉ, đừng cố chứng tỏ mình đã đến nơi đây. Dẫu có cả trăm tấm hình đẹp đẽ cũng chẳng sánh nổi một giây phút ký ức sâu đậm.
Cảm thấy thế giới chợt mờ ảo đi đôi chút. Một bữa tối ngon miệng, một trận đấu bóng đá, một đêm hòa nhạc, ngày Giáo hoàng nhậm chức, những vị khách du lịch ngập tràn đường phố… hàng nghìn, hàng vạn cánh tay giơ máy ảnh, điện thoại ra trước, ánh sáng chói lòa của đèn flash làm mắt ta mờ đi, mọi thứ trở nên siêu thực và có chút đổ vỡ. Những tấm ảnh Check-in, những thước phim mờ mờ do rung tay ấy không đáng để ta đánh đổi và hy sinh những trải nghiệm thật sự.
Tôi không thể sống thiếu nhiếp ảnh, đó là điều chắc chắn. Tôi sẽ không bao giờ ngừng yêu ảnh, đó là thứ tình yêu “nam nữ” duy nhất mình có thể đảm bảo mãi mãi. Nhưng thi thoảng tôi cũng muốn, cũng cần mình bỏ máy ảnh xuống và đi đến một nơi thật xa, không nặng gánh máy móc, đồ đạc, thiết bị. Đó có thể là bờ biển trải dài cát trắng hay một đỉnh núi hoang vắng, miễn là có thể nhìn thấy một thảm mây đỏ rực lơ lửng nơi chân trời trong ráng chiều, cảm nhận những tia nắng cuối ngày đang làm mắt mình hoang dại. Trong nền nhạc Folk êm đềm có một bàn tay mềm mại đang nắm lấy mình. Tôi quay sang và thấy cô ấy cười thật đẹp.
Related
Cẩm nang các loại máy ảnh (Kỳ I)
In "Photography"
Josh Marks - Ký sự một đầu bếp
In "Culinary"
Ôi kỳ diệu lắm, đến đàn ông lười còn phải thích trench coat
In "Fashion"
Bona fide vẫn được mọi người khen ngợi bởi chất liệu tuyệt vời cho đến đường may chỉn chu từ những người thợ với hơn 40 năm kinh nghiệm. Chúng tôi đã một phần chứng tỏ chất lượng của mình với loạt áo sơ mi mùa hè. Giờ đây, Bona fide bổ sung bộ sưu tập quần khaki & chino với khoảng 10 màu để các khách hàng có thể chọn lựa. Trong đó, những chi tiết thể hiện sự tận tâm của Bona fide như chất vải được chọn lọc cực kỳ kỹ càng, đường may tinh tế trên một sản phẩm đẹp từ trong ra ngoài vẫn không hề mất đi. Bạn hãy tự mình so sánh sản phẩm của Bona fide với những món đồ nhập đại trà từ Trung Quốc. Khi đó, bạn sẽ hiểu vì sao chúng tôi chọn "tận tâm" làm phương châm để phục vụ những khách hàng của mình.
- See more at: http://mannup.vn/bo-may-anh-xuong-va-di/#sthash.jcz5E7Wl.dpuf
BỎ MÁY ẢNH XUỐNG VÀ ĐIBy House · On February 16, 2014
Extreme Climb (Ảnh: Baptiste Fallon)
Tôi còn nhớ cái giai đoạn mình chập chững chụp những tấm ảnh tử tế đầu tiên – khi mới mua chiếc máy DSLR đầu đời, với tôi khi đó nó là một thứ hàng xa xỉ phẩm, phải tiết kiệm tiền đi làm một thời gian khá dài mới mua được. Tôi ngấu nghiến sách vở, miệt mài tra cứu hướng dẫn không ngừng nghỉ và hấp thụ những thứ kiến thức mới mẻ một cách tham lam. Và đầu đã sớm bị tiêm nhiễm ý tưởng “Phải mang máy ảnh mọi lúc mọi nơi mới nhanh tiến bộ” – tôi của một thời khờ dại với chiếc máy mới tinh, đẹp đẽ, luôn được nâng niu cẩn thận băng qua từng con phố cổ chật chội của châu Âu để “săn tìm” nhân vật cho dự án “1000 Người lạ” của mình. Bất chấp nắng mưa hay đông hè.
Nhưng đôi khi cũng có ngoại lệ, tôi vẫn nhớ hôm đó là một ngày nắng rất đẹp để dạo phố, thời tiết không lạnh không quá nóng, tôi thảnh thơi với đôi bàn tay nhẹ tênh, trống rỗng vì để máy ảnh ở nhà. Chợt nhận ra cho dù chụp ảnh là để ghi lại những điều đẹp đẽ nhưng chính những khung hình ấy dưới mắt thường, khi ta trải nghiệm nó một cách trọn vẹn bằng năm giác quan còn đẹp hơn biết bao nhiêu. Một quán rượu đầy hoa. Một con đường cổ kính rầm rì tiếng du khách nói chuyện. Làn gió mát lạnh trời hè vô tình chạm nhẹ lên bờ má như đôi bàn tay ve vuốt của một người tình dịu dàng.
Tôi nheo mắt ngó trộm ánh nắng ấm áp thoắt ẩn thoắt hiện sau nhà thờ lớn Aachen. Đâu đó quanh đây văng vẳng tiếng nhạc cổ điển của một nghệ sĩ đường phố quá đỗi bình yên. Hình như là Brahm. Cái hương vị tự nhiên cứ thẩm thấu qua da thịt khiến tôi chìm đắm mãi trong đó không thôi. Tại sao một thứ bình dị, đơn sơ lại có thể đẹp đẽ đến thế? Điều mà ngày thường tôi hay bỏ qua vì còn đang mải mê với những khung hình máy ảnh vô tri của riêng mình.
(role) reversal (Ảnh: Ronny Engelmann)
Nhưng nhiều lúc khác, một tấm ảnh nhỏ bé lại mang trên mình sức nặng và tầm vóc lớn lao. Nó có thể nặng ý nghĩa cá nhân mà cũng có khi mang tính cộng đồng. Ta bấm nút chụp, màn trập mở rồi đóng, bức ảnh được hình thành trong khoảng thời gian ngắn ngủi của một cái chớp mắt. Trong cái tích tắc quyết định ấy, một khoảnh khắc thực của đời thường biến thành một thứ gì đó đặc biệt, tuyệt vời và gần như là ma thuật.
Với sức mạnh màu nhiệm đến thế, ngay từ khi mới ra đời nhiếp ảnh đã có tác động to lớn đến thế giới. Không chỉ là một cách giúp con người lưu trữ lại hình ảnh theo một cách chưa từng có, nhiếp ảnh thay đổi thế giới quan của cá nhân và xã hội, làm con người nhìn nhận mọi thực thể và biến động trong đời một cách khác biệt mãi mãi.
Nhiếp ảnh đã làm nên lịch sử. Nhiếp ảnh kiến tạo lịch sử. Và để trả ơn, lịch sử đã biến nhiếp ảnh thành một môn nghệ thuật, một sở thích phổ biến được yêu thích nhất của xã hội hiện đại.
Công nghệ nói chung và nhiếp ảnh nói riêng đang phát triển như vũ bão. Nhớ lại những thập niên 30 của thế kỷ XIX, vẽ là cách duy nhất ghi chép lại những sự kiện đã xảy ra bằng hình ảnh. Những tấm ảnh đầu tiên của nhân loại mất hàng giờ đồng hồ để chụp, xử lý, tráng rửa. Ngay cả vào thời điểm cực thịnh của máy phim thì chụp ảnh cũng là một thú vui tốn kém với những người không chuyên. Còn bây giờ bất cứ ai cũng sở hữu trong tay những chiếc máy DSLR, máy ảnh kỹ thuật số, điện thoại hay máy tính bảng có tích hợp tính năng chụp ảnh. Chúng ta chụp một cách mê mải vì thật tình mà nói, ta đâu có mất gì ngoài tiền điện sạc máy?
Đúng là nhờ ảnh mà những lằn ranh không gian, thời gian phần nào được xóa bỏ, nhờ nó và những công nghệ nối tiếp mà tôi cảm thấy gần gũi bố mẹ mình hơn – dù họ đang ở cách mình cả chục nghìn cây số. Hay cả trăm nghìn lợi ích có tên và không tên khác. Nhưng đôi khi cũng phải giật mình khi nhận ra mình là nô lệ cho máy móc, công nghệ và chính những kết nối vô hình lại đẩy con người ra xa nhau hơn.
Set me free (Ảnh: Kurt Arrigo)
Xét trên một bức tranh toàn cảnh, nhiếp ảnh đã phác họa, là nhân chứng của những sự kiện và biến cố lớn nhất trong lịch sử loài người hiện đại, nó tác động lên chúng ta theo một cách khiến mình cảm thấy cuộc sống không thể thiếu nó.
Là khi Hitler lên nắm vị trí quyền lực cao nhất Đệ Tam Đế quốc Đức Quốc xã.
Là khi loài người đặt những bước chân đầu tiên lên mặt trăng. Là những tấm ảnh thay đổi cách thế giới nhìn nhận về chiến tranh Việt Nam.
Là những hình ảnh xung đột đẫm máu vùng chiến sự đến được với thế giới qua các hãng thông tấn, Flickr, Youtube…
Nhiếp ảnh thay đổi xã hội và xã hội thay đổi nhiếp ảnh, cái mối quan hệ tương hỗ ấy có thể ầm ĩ và lặng lẽ cùng một lúc theo cách khiến những con người hoài cổ cảm thấy choáng váng.
Endless Depth (Ảnh: Mikko Lagerstedt)
Mọi góc cạnh của đời sống con người đều được hưởng lợi, nâng cấp nhờ nhiếp ảnh dù trực tiếp hay gián tiếp: văn hóa truyền thông, công việc, sự kiện… Nhiếp ảnh trở thành một thứ quyền lực và phàm đã là quyền lực thì sẽ có mặt trái, có người lạm dụng. Nhưng ở đây chúng ta không xét sâu vào phạm trù vĩ mô, hãy nói đến bản thể từng cá nhân con người. Nhiếp ảnh có đóng vai trò gì trong cuộc đời bạn không? Còn với tôi, nhiếp ảnh là một trong những thứ tốt đẹp nhất tôi từng tìm thấy trong đời mình, nó cứu rỗi một linh hồn lạc lối tìm được đúng hướng đi và ý nghĩa của cuộc đời mình. Tôi luôn có những ý nghĩ lãng mạn rằng nhiếp ảnh là một phát minh tuyệt vời nhất con người từng sáng tạo ra.
Nhưng đôi lúc khi ở một mình, cảm nhận được sự yên tĩnh đến cực điểm, gạt bỏ hết những thứ râu ria mà chạm đến cái bản thể hoang sơ nhất ở đáy sâu tâm hồn con người, tôi thấy một nỗi sợ hãi vô cớ. Máy ảnh như một nhà tù làm từ kính mỏng mờ ảo, ngăn lối con người tương tác với con người, kìm hãm con người tận hưởng thế giới. Tiến sĩ Linda Henkel đã từng thực hiện một thí nghiệm nho nhỏ khi chọn ngẫu nhiên một số sinh viên đi xem bảo tàng thì thấy những hiện vật họ chụp ảnh lại sẽ được nhớ ít và thiếu chính xác hơn là những hiện vật không được chụp ảnh mà chỉ xem. Đó gọi là hiệu ứng suy giảm trí nhớ do chụp ảnh: nhiều người chụp ảnh trong chúng ta có xu hướng coi máy ảnh như một thứ “sổ tay ghi chép”, chụp cảnh đẹp lia lịa để xem lại lúc khác, để lưu trữ chứ vào thời điểm chụp, họ không có mấy ấn tượng và cảm xúc với chủ thể và thế giới thật sự.
Trolltunga, Na Uy (Ảnh: Zhuokang Jia)
Những người con của Trái Đất đi đến chân trời góc biển, đứng trước những kiệt tác đắm đuối của thiên nhiên, những công trình vĩ đại của nhân loại hay đang trải nghiệm những sự kiện đáng nhớ nhất đời mà lại chú ý đến chiếc máy ảnh của mình hơn những kỳ quan hùng vĩ đó thì thật đáng buồn. Tôi đã từng như thế và cảm thấy trống rỗng. Chúng ta hãy đi và trải nghiệm thật sự, đừng chụp ngưng nghỉ, đừng cố chứng tỏ mình đã đến nơi đây. Dẫu có cả trăm tấm hình đẹp đẽ cũng chẳng sánh nổi một giây phút ký ức sâu đậm.
Cảm thấy thế giới chợt mờ ảo đi đôi chút. Một bữa tối ngon miệng, một trận đấu bóng đá, một đêm hòa nhạc, ngày Giáo hoàng nhậm chức, những vị khách du lịch ngập tràn đường phố… hàng nghìn, hàng vạn cánh tay giơ máy ảnh, điện thoại ra trước, ánh sáng chói lòa của đèn flash làm mắt ta mờ đi, mọi thứ trở nên siêu thực và có chút đổ vỡ. Những tấm ảnh Check-in, những thước phim mờ mờ do rung tay ấy không đáng để ta đánh đổi và hy sinh những trải nghiệm thật sự.
Tôi không thể sống thiếu nhiếp ảnh, đó là điều chắc chắn. Tôi sẽ không bao giờ ngừng yêu ảnh, đó là thứ tình yêu “nam nữ” duy nhất mình có thể đảm bảo mãi mãi. Nhưng thi thoảng tôi cũng muốn, cũng cần mình bỏ máy ảnh xuống và đi đến một nơi thật xa, không nặng gánh máy móc, đồ đạc, thiết bị. Đó có thể là bờ biển trải dài cát trắng hay một đỉnh núi hoang vắng, miễn là có thể nhìn thấy một thảm mây đỏ rực lơ lửng nơi chân trời trong ráng chiều, cảm nhận những tia nắng cuối ngày đang làm mắt mình hoang dại. Trong nền nhạc Folk êm đềm có một bàn tay mềm mại đang nắm lấy mình. Tôi quay sang và thấy cô ấy cười thật đẹp.
Related
Cẩm nang các loại máy ảnh (Kỳ I)
In "Photography"
Josh Marks - Ký sự một đầu bếp
In "Culinary"
Ôi kỳ diệu lắm, đến đàn ông lười còn phải thích trench coat
In "Fashion"
Bona fide vẫn được mọi người khen ngợi bởi chất liệu tuyệt vời cho đến đường may chỉn chu từ những người thợ với hơn 40 năm kinh nghiệm. Chúng tôi đã một phần chứng tỏ chất lượng của mình với loạt áo sơ mi mùa hè. Giờ đây, Bona fide bổ sung bộ sưu tập quần khaki & chino với khoảng 10 màu để các khách hàng có thể chọn lựa. Trong đó, những chi tiết thể hiện sự tận tâm của Bona fide như chất vải được chọn lọc cực kỳ kỹ càng, đường may tinh tế trên một sản phẩm đẹp từ trong ra ngoài vẫn không hề mất đi. Bạn hãy tự mình so sánh sản phẩm của Bona fide với những món đồ nhập đại trà từ Trung Quốc. Khi đó, bạn sẽ hiểu vì sao chúng tôi chọn "tận tâm" làm phương châm để phục vụ những khách hàng của mình.
- See more at: http://mannup.vn/bo-may-anh-xuong-va-di/#sthash.jcz5E7Wl.dpuf
Nhận xét
Đăng nhận xét