HD PENTAX-DA 21mmF3.2AL Limited

Ống kính thứ hai trong loạt DA Limited là một ống chuyên chụp đường phố, cân nhắc rất kĩ càng trước trước khi thiết kế và càng đau đầu hơn khi làm loa che sáng, hãy lắng nghe người chịu trách nhiệm thực hiện công việc đó ra sao nhé!

Ps: Thực nghiệm 21mm trên #PentaxKP quả là một sự kì diệu của nhiếp ảnh, các bạn có nghĩ như mình không ?

[ HD PENTAX-DA 21mmF3.2AL Limited - Ống kính dùng cho những khoảnh khắc ( Ultimate Snapshots)]

Ý tưởng ra đời của sản phẩm này rất rõ ràng và đơn giản: tạo ra một ống kính chuyên chụp những khoảnh khắc trong cuộc sống. Đối với dòng DA Limited , tôi không quá quan trọng độ dài tiêu cự có chính thống hay không, giống như những ống kính dòng FA Limited vậy. Do đó, đầu tiên tôi yêu cầu phòng Phát triển thiết kế một ống kính có thông số kĩ thuật tiêu chuẩn F2.8 20mm mỏng. Tuy nhiên, họ bảo rằng rất khó để kết hợp các thấu kính F2.8 20mm thành một ống kính siêu mỏng. Thay vì cố gắng kết hợp, họ cho tôi 03 lựa chọn: 20mm F3.5; 21mm F3.2 và 22mm F2.8.

Tôi bắt đầu cân nhắc từng phương án một. Với tiêu cự 20mm là quá tuyệt,nhưng khẩu độ 3.5 tối đa thì quá nhỏ. F2.8 là chấp nhận được nhưng tiêu cự lại quá dài 22mm. Vì vậy, tôi quyết định đặt niềm tin vào ống kính F3.2 21mm. Nếu như bạn cho rằng điều đó là quyết định an toàn, thì thực ra bạn chỉ đúng một nửa, bởi vì còn một lý do nữa đằng sau quyết định của tôi. Nhiều năm trước, chúng tôi có một máy ảnh film định dạng 35mm nhỏ gọn gọi làm Mini ESPIO, đặc trưng ở chiếc máy này chính là ống kính tiêu cự chuẩn 32mm F3.5.

Chiều dài tiêu cự này không quá rộng cũng không quá hẹp nhưng hoàn hảo cho những bức ảnh. Nó tạo ra một hiệu ứng đặc biệt với một góc nhìn lý tưởng. Chuyển sang định dạng dành cho máy ảnh cảm biến APS-C tức là độ dài tiêu cự là 21mm, lựa chọn này chính là tương đương 32mm trên Mini ESPIO ở định dạng film 35mm – nghĩa là chúng ta tiếp tục có độ dài tiêu cự lý tưởng cho những bức ảnh chụp thể loại này. Tuy không hài lòng lắm chỉ số khẩu độ F, nhưng tôi cảm thấy đây là sự kết hợp mạnh mẽ giữa các thông số kĩ thuật với nhau.

Tôi cũng tập trung thiết kế loa che sáng cho ống kính này. Hầu hết những loa che sáng của những ống kính góc rộng thường to và nhô về phía trước, dù cho đó là loa hình sen hay loa hình tròn. Tuy nhiên, nếu là hình dạng thông thường thì không có gì đặc sắc, tôi nghĩ vậy. Để duy trì mục tiêu ban đầu của ống kính là thiết kế “pancake” ( mỏng), tôi không muốn nó quá lớn. Sau khi thử nhiều kiểu khác nhau, tôi chọn ra được một thiết kế độc đáo là thiết kế có một cửa sổ hình vuông bên trong, giống như những loa che sáng thường dùng trong các máy quay phim của các hãng truyền hình.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến