ORACLE OVER VIEW
Khái niệm tổng quát
Oracle Database hay còn gọi là Oracle RDBMS hoặc đơn giản là Oracle (do đây có lẽ là sản phẩm nổi tiếng nhất của hãng), là 1 hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ, được phát triển và phân phối bởi tập đoàn Oracle.
Phần mềm này vẫn đang được phát triển tiếp lên những version cao hơn, và vẫn đang là 1 trong những phần mềm quản trị database hàng đầu thế giới. Theo thông tin từ Wikipedia thì phần mềm này được viết bằng Assembly, C và C++. Có lẽ đó là cốt lõi chính của Oracle Database. Sau này những công cụ liên quan như emctl, dbca, netca… thì được viết bằng Java.
Phần mềm này hỗ trợ nhiều ngôn ngữ, được phân phối rộng khắp thế giới. Tuy nhiên mình thấy xài tiếng Anh vẫn là tốt nhất.
Bản quyền phần mềm này thuộc dạng Proprietary, tức là closed source software. Phần mềm này chỉ mua để xài, không được can thiệp vào mã nguồn như open source software.
Làm thế nào để có phần mềm Oracle Database và tài liệu
Oracle rất hào phóng khi cho người dùng download các phần mềm của mình thoải mái. Chỉ cần đăng ký 1 account free trên oracle.com là có thể download Oracle Databasevề xài vô tư, chẳng phải lo license hay cần crack này nọ. Đơn giản là vì họ chỉ cho download những phiên bản mới ra, thường là release 1, hoặc release 2 bản đầu tiên(.0.1) là những phiên bản có rất nhiều bug. Down về dùng thử, hay dùng để học tập, testing thì được, chứ triển khai chạy thật thì cực kỳ rủi ro.
Bạn cũng có thể vào trang edelivery.oracle.com để download được phiên bản cũ hơn, và rất nhiều sản phẩm khác của Oracle (dùng account free đăng ký ở Oracle.com luôn nhé).
Ngoài ra các bạn có thể …. google, rất nhiều link download, kể cả có các phiên bản release 2 không cho download miễn phí từ Oracle. Việc này đơn giản nên mình không hướng dẫn chi tiết nhé.
Về tài liệu, các bạn có thể đọc thoải mái, đọc ngày này qua tháng khác cũng không hết tài liệu về Oracle Database. Chỉ cần vào trang Oracle Docs và chọn tài liệu muốn đọc. Có thể xem file html online hoặc download nguyên cục zip chứa đầy file pdf về để đọc dần. Mỗi file tầm vài trăm trang, chữ không là chữ, đọc còn hơn tiểu thuyết
Ngoài ra còn rất nhiều tài liệu khác về Oracle: các slide giảng dạy từ hãng, các slide thuyết trình của các chuyên gia Oracle, các bài viết trên các blog cá nhân, website Oracle (các article trên trang chủ, Notes trong metalink), các channel Youtube, hay các tài liệu kiểu Best practices, White papers… rất nhiều trên mạng, và cũng rất nên tham khảo ngoài tài liệu lý thuyết gốc.
Mình sẽ cố gắng chia sẻ 1 số tài liệu có được, tất nhiên là những tài liệu này phổ biến công khai trên Internet, mình chỉ cố gắng gom tập trung lại để dễ tham khảo thôi.
Platform
Khác với SQL Server chỉ chạy trên Windows hay 1 số RDBMS khác chỉ hỗ trợ 1 vài hệ điều hành nhất định, Oracle Database hỗ trợ rất nhiều nền tảng khác nhau như:
zLinux64
Microsoft Windows (32 + 64bit)
Linux x86
Linux x86-64
Solaris (SPARC)
Solaris (x86-64)
HP-UX Itanium
HP-UX PA-RISC
AIXtức là Oracle Database có thể chạy trên cả Windows, Linux và Unix. Việc phổ biến trên nhiều nền tảng như vậy giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng triển khai Oracle trên nền tảng phần cứng sẵn có, hoặc nền tảng quen thuộc với doanh nghiệp, mà không bị bắt buộc phải thay đổi theo phần mềm. Điều này cũng giúp mở rộng thị trường của Oracle Database.
Ở Việt Nam thì mình thấy đa số dùng Linux, HP-UX hoặc Solaris, AIX, chứ ít thấy dùng Windows để chạy Oracle.
Các sản phẩm khác
Ngoài Oracle Database thì Oracle Corp phát triển rất nhiều sản phẩm khác liên quan, từ các bộ ứng dụng, các công cụ phát triển, đến các công cụ hỗ trợ cho database.
Có thể kể đến như Oracle Application Server, Oracle Collaboration Suite, Oracle Developer Suite, Oracle E-Business Suite, Fusion Middleware, Business Intelligence Suite EE, SOA Suite, WebLogic, Data Miner, SQL Developer, Warehouse Builder, Grid Control, v.v…
Hệ thống sản phẩm Oracle rất lớn, nên việc nắm được 1 ít trong số đó cũng đã là điều khó khăn rồi. Ngoài database ra, nếu nắm được các ứng dụng lớp giữa (middleware) thì cũng rất tốt. Tuy nhiên chắc chắn phải cày cuốc dữ lắm
Last edited: Oct 29, 2014
phamthanhnhan14, Oct 29, 2014
#4
phamthanhnhan14Active Member
Oracle Support
Đa số các công ty mua license Oracle Database thì cũng mua thêm license Oracle Support. Đây là hệ thống hỗ trợ người dùng của Oracle. Với license Oracle Support, bạn có thể truy cập vào website My Oracle Support (MOS), hay còn gọi là Metalink.
Đây có thể coi là 1 kho tàng tài liệu, cho phép download các bản database, CPU, SPU, cho tham khảo tài liệu về các bugs, các lỗi xảy ra trong database và các giải pháp xử lý, cũng như rất nhiều tài liệu hướng dẫn các công việc quản trị database một cách chi tiết.
Ngoài ra website Metalink còn hỗ trợ người dùng tạo các Service Request (SR) – các câu hỏi, yêu cầu hỗ trợ, để các chuyên gia có thể giải đáp các vấn đề thực tế ở database người dùng chi tiết và chính xác nhất, hoặc trong trường hợp cao hơn là có thể hỗ trợ xử lý vấn đề trực tiếp.
Nói chung có account Metalink hỗ trợ rất nhiều cho công việc, vì các solution đưa ra là official, chi tiết và rõ ràng, việc search các solution cũng dễ dàng và gần như có đầy đủ.
Tuy nhiên các bạn lưu ý là nội dung các Notes trong Oracle Support không được phép public ra ngoài nhé, chỉ được để link tham khảo hoặc tiêu đề + id Notes thôi.
VD: How To Stop A Running Job Using DBMS_JOB (Doc ID 1335741.1)
(Tuy nhiên search trên google thì có 1 số note vẫn bị public ra ngoài, bạn nào không có metalink thì cứ search đại google xem sao nhé, mấy anh Tàu cũng hay public nội dung Metalink lắm)
Các bạn có thể tham khảo 1 bài khá chi tiết về Oracle Support tại đây
Thị phần Oracle Database
Năm 2013 Oracle được xếp hạng ở vị trí đầu tiên trong thị phần DBMS (http://www.oracle.com/us/corporate/features/number-one-database/index.html). Với các tính năng của mình, cộng với sự phổ biến trên nhiều nền tảng, cùng 1 đội ngũ sales rất đông đảo và mạnh mẽ thì việc Oracle Database đứng đầu cũng không có gì bất ngờ, so với các đối thủ khác như DB2 hay SQL Server.
Một đặc điểm nữa là giá cả của Oracle Database cũng thuộc dạng “luxury”, hướng tới những doanh nghiệp lớn, nên doanh thu của Oracle cũng khổng lồ, do tính license theo core CPU hoặc số users. Ngoài ra còn tiền Support hàng năm nữa.
Thực tế ở Việt Nam thì mình thấy những công ty tập đoàn lớn mới xài Oracle, số còn lại thấy dùng SQL Server hoặc các open source DB là nhiều. Cho nên nhiều khi kiếm việc Oracle cũng mờ mắt ra, vì đâu có nhiều chỗ tuyển như mấy thằng db nhỏ hơn. Nhưng nhờ vậy mà người làm Oracle cũng có 1 vị trí nhất định nào đó, nếu có khả năng thì sẽ rất được coi trọng và đãi ngộ tốt. Chẳng biết bao giờ mình mới được như vậy
Hệ thống chứng chỉ
Hệ thống chứng chỉ các sản phẩm của Oracle cũng khá nhiều. Ở đây mình chỉ đề cập đến các chứng chỉ trong lĩnh vực Oracle Database.
Muốn có chứng chỉ, bạn phải trải qua các kỳ thi, và đáp ứng 1 số yêu cầu nào đó. Đề thi Oracle đa số là trắc nghiệm, và cũng có khá nhiều đề mẫu trên mạng, giúp bạn luyện thi khá tốt. Vậy nên có kiến thức và chịu khó luyện thi thì có chứng chỉ Oracle cũng không phải là điều gì quá khó khăn.
Chứng chỉ cơ bản nhất là OCA (Oracle Database Administrator Certified Associate). Đây là chứng chỉ phải có trước khi tiến đến các chứng chỉ cao hơn.
Để thi lấy chứng chỉ này chỉ cần thi 2 môn, 1 môn về SQL căn bản và 1 môn về quản trị cơ sở dữ liệu căn bản.
VD: với OCA 11g
+ Môn SQL bạn có thể thi Oracle Database 12c: SQL Fundamentals 1Z0-061 hoặcOracle Database 11g: SQL Fundamentals I 1Z0-051 hoặc Oracle Database SQL Expert 1Z0-047
+ Môn admin thi Oracle Database 11g: Administration I 1Z0-052
(các số phía sau như 1Z0-051, 1Z0-061 là mã môn thi))
Chứng chỉ OCA này rất dễ lấy, do kiến thức cũng căn bản, và bạn có thể tự học để đi thi, không cần phải qua lớp học ủy quyền. Giá môn SQL vẫn là 125$ nhưng giá môn Admin đã tăng lên 245$ . Hiện nay các chứng chỉ của Oracle đều thi ở trung tâm ủy quyền của Pearson Vue. Các bạn nên có thẻ Visa để tự đăng ký và thanh toán với Pearson Vue, xong đến ngày thi lên trung tâm ủy quyền của nó ở Việt Nam thi thôi. Nếu nhờ trung tâm đăng ký thủ tục sẽ mất thêm phí cho trung tâm.
Oracle Database Cert
Sau khi có OCA các bạn có thể thi chứng chỉ OCP (Oracle Database Administrator Certified Professional). Muốn có OCP, các bạn phải có OCA, tham gia 1 khóa học chính hãng Oracle do các trung tâm ủy quyền giảng dạy (gần như là học môn nào cũng được, ở version tương đương hoặc cao hơn, miễn là chính hãng), và thi đỗ môn Oracle Database 11g: Administration II 1Z0-053. Sau đó phải submit form lên Oracle để nó biết mà chứng nhận nữa. Môn thi 1Z0-053 vẫn là 245$ và trắc nghiệm, tuy nhiên giá khóa học chính hãng phải tầm 7 – 800 đến cả ngàn đô, nên giá của OCP cũng … chẳng rẻ chút nào. Ai mà công ty cho tiền đi học đi thi thì đỡ lắm.
Mình nghe nói đa số DBA ở VN đều có 2 chứng chỉ này, nghe nói là cũng khá nhiều.
Sau OCP, chứng chỉ cao nhất của Oracle là OCM (Oracle Database Administrator Certified Master). Muốn có OCM phải có OCP, trải qua 2 khóa học nâng cao chính hãng, và trải qua 1 kỳ thi OCM khó khăn (dài 2 ngày, thi ở trung tâm có phòng lab => phải ra nước ngoài thi, tự xây dựng hệ thống database và thực hành đủ mọi nội dung trên đó, nói chung là phải rất rất vững Oracle). Chứng chỉ này là 1 trong những chứng chỉ khó lấy nhất thế giới, do độ khó của nó cũng như chi phí rất cao. Đạt được chứng chỉ này thì cũng “dữ dội” lắm, mình cũng không mơ mộng gì.
Sau chứng chỉ OCP, nếu không “đua” nổi lên tới OCM, bạn có thể lấy các chứng chỉOCE (Oracle Certified Expert) – chuyên gia Oracle.
Oracle Database Cert
Hiện tại có 2 chứng chỉ OCE về RAC & GI và Performance Tuning. Các bạn cũng phải có OCP, trải qua khóa học nâng cao và thi qua môn mới có OCE, tuy nhiên chắc là dễ hơn OCM rất nhiều. Mình nghĩ lên tới những chứng chỉ này là cũng tốt rồi.
Các chứng chỉ trên dành cho DBA thông thường. Đối với những người chuyên làm công việc triển khai Oracle bên ngoài, họ sẽ có hệ thống chứng chỉ Specialist.
Oracle Database Cert
Những chứng chỉ này có vẻ đơn giản hơn khi chỉ phải trải qua 1 môn thi. Tuy nhiên chỉ những nhân viên thuộc các công ty Partner (đối tác triển khai) với Oracle mới có thể thi những chứng chỉ này.
Chứng chỉ Oracle lúc mình thi (2013) vẫn request được chứng chỉ giấy gửi về tận nhà, nhưng lúc đó đã có thông báo là chuẩn bị chuyển qua chứng chỉ điện tử hết. Không biết bây giờ đã triển khai chưa.
Nói chung cơ bản chúng ta chỉ cần quan tâm đến OCA, OCP, OCE là được. Sau này khi Oracle ra version mới thì có thể thi upgrade lên cho tiết kiệm, không phải thi lại từ đầu. Với kiến thức + vài chứng chỉ như trên thì chắc chắn tay nghề của bạn sẽ được đánh giá tốt.
Các bạn có thể tham khảo thêm ở https://education.oracle.com
User groups
Cộng đồng Oracle User trên thế giới khá lớn, thường được biết đến dưới cái tên OUG(Oracle User Group, thường kèm theo tên khu vực phía trước). Đây có thể coi là những nhóm DBA ở từng khu vực, tập hợp nhau lại để cùng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong quá trình sử dụng các sản phẩm của Oracle.
Các OUG này mình thấy hoạt động khá mạnh mẽ, thường xuyên có những buổi hội thảo, thuyết trình để chia sẻ kiến thức. Các bạn chịu khó vào các trang web của các OUG cũng có thể download được nhiều slide rất hay. Ngoài ra những OUG này cũng được Oracle ưu tiên trình bày những sản phẩm, tính năng mới, mời viết bài, thuyết trình, thử nghiệm v.v…
Ở VN thì chưa có OUG chính thức, mặc dù dân Oracle cũng kha khá, hi vọng sẽ có anh chị nào đứng ra tổ chức VNOUG.
Thông tin về các OUG các bạn có thể tìm thấy ở:
http://www.oracle.com/us/corporate/customers/user-groups/index.html
(mục Find a User Group).
Tổng kết
Như vậy là loạt bài giới thiệu sơ bộ về các vấn đề quanh Oracle Database của mình đã hoàn thành. Nói về Oracle thì chắc còn nhiều cái lắm, nhưng tạm thời nghĩ được chừng đó thì viết chừng đó đã, sau này nghĩ thêm được gì thì sẽ bổ sung thêm. Sau bài này, mình sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt một hệ thống Oracle Database cơ bản, và sau đó chúng ta sẽ tìm hiểu về kiến trúc của Oracle Database, cũng như bắt đầu loạt bài về SQL, ngôn ngữ dùng trong database. Xin cảm ơn và hẹn gặp lại trong các bài viết sau.
Nhận xét
Đăng nhận xét