Dune: Thánh chiến Butlerian Jihad
Đứng trước nguy cơ trở thành nô lệ cho máy móc, con người, mà lúc này chủ yếu là giới quý tộc, thượng lưu đã đứng lên phản kháng. Họ thành lập Liên minh Quý tộc (League of Noble) tại hành tinh Salusa Secundus để chống sự cai trị của Omnius. Trong một trận đánh, một trong những chỉ huy của Liên minh là Serena Butler (con gái vị phó vương hành tinh Salusa Secundus) bị bắt giữ và đem về Trái Đất trong khi cô đang mang thai.
Serena bị bắt làm nô lệ cho một con robot có ý thức tên là Erasmus. Erasmus rất có hứng thú với con người và quyết định để Serena sống để nghiên cứu và chiêm nghiệm cô. Khi thấy đứa con trai mới sinh trở thành “vật cản” khiến Serena xao nhãng, Erasmus đã giết hại đứa bé. Hành động này đã làm dấy lên lòng căm phẫn trong mọi tầng lớp dân chúng, cuộc kháng chiến nhanh chóng trở thành Thánh chiến. Serena Butler - người mẹ vừa mất con, người nữ anh hùng đã trốn thoát khỏi cảnh giam cầm đã ngay lập tức trở thành một lãnh tụ tinh thần cho con người trong cuộc chiến chống lại máy móc, vì thế cuộc chiến này còn được ghi lại với cái tên Butlerian Jihad hay Thánh chiến Butler.
Sau gần 100 năm tranh đấu, Thánh chiến cũng kết thúc, con người giành chiến thắng Cymek cùng toàn bộ máy móc có suy nghĩ trên mọi hành tinh đều gần như bị tiêu diệt. Tuy nhiên, Liên minh của nhân loại cũng chịu tổn thất nặng nề khi mất đi một nửa dân số sau Thánh chiến. Ở giai đoạn cuối của cuộc chiến, với hy vọng lật ngược thế trận, Omnius còn sử dụng vũ khí sinh học, dùng virus để lây lan dịch bệnh trong phe kháng chiến, Liên minh đã quyết định sử dụng bom nguyên tử để tấn công căn cứ đầu não của Omnius ở Trái Đất, hậu quả là tuy thắng trận, Trái Đất cũng bị tàn phá nặng nề, trở thành một hành tinh cằn cỗi, bị nhiễm phóng xạ, không có sự sống trong nhiều thế kỷ tiếp sau đó. Mất 20 năm tiếp theo sau khi kết thúc chiến tranh, dịch bệnh mới hoàn toàn bị đẩy lui, dân số của loài người chỉ còn lại ⅓ so với giai đoạn trước Thánh chiến.
Nhận xét
Đăng nhận xét